Những lưu ý về cách nuôi cá chép cảnh mà bạn cần biết

Thời gian gần đây xu hướng nuôi cá chép cảnh đang rất thịnh hành. Giống cá này được coi như hiện thân của Rồng do truyền thuyết cá chép vượt vũ môn. Những người mới chơi thường không biết cách nuôi cá chép cảnh ra sao? Cách lựa chọn và phương pháp nuôi như thế nào. Tất cả những điều này sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết hôm nay.

cách nuôi cá chép cảnh
Cá chép cảnh mang đến may mắn cho người nuôi

Nguồn gốc và ý nghĩa của cá chép cảnh.

Cá chép có nguồn gốc từ châu Á được nhập khẩu vào Bắc Mỹ vào những năm 1877. Nó có tên khoa học là Cyprinus carpio. Giống chép vàng được biết đến như một loài vật nuôi mang đến sự may mắn và thịnh vượng cho người chơi. Biểu hiện cho sự giàu sang, sung túc, dẻo dai. Nuôi cá cảnh theo tuổi, cũng là một trào lưu phong thủy của giới chơi cá cảnh hiện nay.

Để biết được cách nuôi cá chép cảnh sao cho tốt nhất. Chúng ta cần tìm hiểu về một số loài cá phổ thông.

Các chủng loại cá chép cảnh.

 a: Cá chép vàng.

cá vàng 3 đuôi

Cá chép vàng có tên khoa học là Carassius auratus. Chúng được biết đến là một trong những loài cá nước ngọt thuần hóa sớm nhất. Được người nuôi ưa chuộng vì đặc tính dễ nuôi, dễ thích nghi. Cách nuôi cá chép cảnh khá đơn giản và hầu như mọi tầng lớp xã hội đều có thể nuôi.

Với đặc tính hiền lành, dễ thích nghi môi trường sống mới. Chúng có thể sống chung với các loài cá khác mà không cần lo lắng chúng xung đột.

Vậy cá chép vàng ăn gì?

Giống chép vàng là loài động vật ăn tạp chúng có thể ăn tất cả các loại rong rêu,tảo… Nó còn có thể ăn các loại động vật nhỏ như giun, loăng quăng… Khi bạn không chuẩn bị được thức ăn tươi sống cho cá vàng. Bạn có thể cho ăn cám hoặc thức ăn chuyên dụng.

Quá trình chuyển hóa và lai tạo hình dạng và chủng loại của cá chép vàng khá đa dạng. Cá chép vàng có tỉ lệ cao nhất trong họ hàng cá nước ngọt: cá lưới, cá trắm và cá chép Nhật.

 b: Cá chép Nhật ( cá Koi ).

Cá chép Nhật tên khoa học Cyprinus capido. Xuất xứ từ Trung Quốc được các nhà khảo cổ học tìm thấy hóa thạch từ 2 triệu năm. Cho đến đầu thế kỉ 20, năm 1914 để tôn vinh hoàng tử Hirohito. Người Nhật đã mở triển lãm về cá chép tại đảo Niigata, Tokio. Kể từ đó cá chép Nhật được mang tên Niigata Koi. Nó cũng có tên gọi khác là cá chép đuôi Phụng.

cá chép Nhật
Cá chép Nhật ( cá Koi ).

Cá chép Nhật có hai màu chủ đạo là đỏ và trắng. Chúng được phân ra làm hai loại là cá Koi chuẩn và cá Koi bướm. Chép Nhật có chiều dài lớn nhất khoảng 1m và có tuổi thọ từ 8 đến 10 năm. Thời gian sống còn tùy thuộc vào điều kiện sống của cá.

Trước tiên bạn cần xác định mình sẽ nuôi cá bể kính hay nuôi cá ở bể xi măng. Nếu bạn nuôi ở bể kính bạn nên chọn giống cá đuôi dài vì dáng chúng đẹp thướt tha giúp. Còn nếu bạn nuôi bể cá xi măng thì bạn nên chọn giống cá đuôi ngắn. Đặc điểm của giống cá này là màu sắc đậm. Khi nhìn từ trên xuống hồ cá của bạn sẽ bắt mắt hơn. Bạn có thể thêm cây thủy sinh cho hồ cá giúp  môi trường sống của cá tốt hơn. 

Bạn cũng nên chú ý về hình dáng của cá. Cá không có dị tật như râu không đều, bơi không thẳng,hở mang… Đặc biệt cần chú ý cá không bị méo miệng đây là tật xấu nhất của cá chép Nhật.

 Giá của cá chép Nhật

Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều cá chép Nhật. Giá cả đa dạng phong phú thường giao động từ 70-100 nghìn. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người chơi cá cảnh một số doanh nghiệp đã nhập khẩu và bán rất nhiều loại cá chép Nhật giá rẻ.

Dòng cá chép rất đang dạng về chủng loại nhưng để làm cảnh thì theo tôi cá chép vàng và cá chép Nhật là hai lựa chọn số một. Ngoài ra công dụng nuôi làm cảnh thì cá chép cảnh cũng là loại cá được nuôi chung với các loiaj cá khác và giải đáp được vấn đề về cá la hán nuôi chung với cá nào nhờ vào đặc tính hiền lành của loài cá này.

Giờ đây, chúng ta đã biết về những loại cá chép có thể nuôi làm cảnh rồi. Đã đến lúc tìm hiểu về cách nuôi cá chép cảnh dễ mà lại đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho chúng. Cũng như tạo cho chúng bộ mã đẹp nhất để khoe ra trong bể nhà bạn.

Để nuôi được cá chép đẹp trong bể bạn cần chú ý các điều sau:

Cá chép cảnh ăn gì?

 cách cho cá cảnh ăn
Thức ăn cho cá

Đối với người nuôi cá cảnh thì việc chăm sóc, chú ý đến các vấn đề như: Ánh sáng hồ nuôi, lượng oxy phù hợp cho từng loại cá để đảm bảo cho cá môi trường sống tốt nhất. Bên cạnh vấn đề được nhiều người quan tâm trong cách nuôi cá chép cảnh như thế nào? Thì việc tìm nguồn thức ăn cho cá cũng rất quan trọng.

Như đã giới thiệu qua bên trên cá chép cảnh là loại dễ nuôi. Thức ăn của chúng cũng rất đa dạng và dễ tìm. Chính vì thế không có gì là khó tìm.

Thức ăn của cá thường là các loại rong, rêu, giun, ốc, thóc… Tùy theo giai đoạn phát triển của cá mà bạn chọn thức ăn cho phù hợp. Thời gian đầu cá chép con bạn nên cho cá ăn các loại như loăng quăng, trùn, bo bo.. Khi cá lớn bạn nên cho ăn thóc, cám… Bạn có thể cho cá ăn các thức ăn dạng viên tổng hợp cho cá trưởng thành.

Thức ăn cho cá còn ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc, sự năng động và sức khỏe của cá cảnh. Nếu thức ăn không hợp khẩu vị hoặc thiếu chất cá  sẽ dễ bệnh và màu sắc nhợt nhạt.

Cho cá chép cảnh ăn thế nào là đúng?

Một số bạn thường mắc sai lầm là cho cá ăn càng nhiều thì sẽ càng nhanh lớn. Nhưng quan niệm đó đang giết chết cá của bạn đấy. Một nguyên tắc cơ bản khi bạn cho cá cảnh ăn là thiếu còn hơn thừa. Nếu bạn cho ăn đói thì cá cũng không sao, nhưng bạn cho ăn no cá của bạn sẽ chết.

Khi cho cá ăn bạn nên quan sát cá của bạn có thích thú với thức ăn đó không? Nếu cá của bạn thờ ơ với thức ăn đó thì bạn nên đổi thức ăn khác. Lượng thức ăn bạn nên cho cá ăn trải đều trong ngày, khoảng 2 lần ngày. Nếu công việc của bạn quá bận rộn thì bạn nên cho cá ăn vào buổi sáng và nên đúng giờ.

Việc cho cá ăn đúng giờ giúp cá của bạn khỏe mạnh hơn, sinh trưởng tốt.

Hệ thống lọc nước cho bể cá

 hệ thống lọc nước bể cá cảnh
Hệ thống lọc nước bể cá cảnh

Để có một bể cá cảnh treo tường cao cấp sạch đảm bảo cho việc nuôi cá cảnh của bạn được thuận lợi. Việc thiết kế một hệ thống lọc nước là điều bạn không thể bỏ qua.

Một số loại hệ thống lọc

Hệ thống lọc cơ học: Hệ thống lọc khá đơn giản, chỉ đơn thuần lấy đi các chất bẩn nhìn thấy được phân cá, thức ăn thừa trong bể cá. Mà không làm thay đổi tính chất lí hóa của nguồn nước. Sản phẩm này được bán tại các cửa hàng nuôi cá cảnh.

Hệ thống lọc sinh học: Hệ thống lọc này thực hiện theo nguyên lý chuyển hóa nitơ. Do phân cá và thức ăn thừa tạo thành ammonia chất này cực độc. Mục đích của hệ thống lọc này là nuôi cấy, sản sinh các vi sinh vật có lợi làm giảm các chất có hại trong nước.

Hệ thống lọc hóa học: Hệ thống này lợi dụng các phản ứng hóa học để trung hòa và lấy đi các thành phần hóa học có hại trong nước. Thường thì người ta sử dụng than hoạt tính vì tính chất thấm hút mạnh của cacbon. Thường thì than hoạt tính được để trong hệ thống lọc nước giúp lấy đi mùi, màu có trong nước.

lọc nước bể cá

Trên đây là các phương pháp lọc nước cho bể cá của bạn. Thường thì người nuôi thường kết hợp từ 2 hệ thống lọc để vừa lấy đi các chất bẩn lơ lửng, vừa lấy đi mùi và các vi khuẩn không nhìn thấy được. Điều này giúp mang lại nguồn nước sạch tối đa nhất cho bể cá của bạn. Hiện nay trên thị trường có bán các hệ thống lọc nước tối ưu kết hợp cả lọc thô và lọc tinh giúp việc nuôi cá của bạn dễ dàng hơn.

Ngoài yếu tố về môi trường nước, thức ăn cho cá. Theo kinh nghiệm lâu năm của chúng tôi thì hệ sinh thái của bể cá cũng ảnh hưởng đến tâm lý của cá nuôi trong bể. Nên chúng ta cần chú ý đến:

Cách trang trí bể cá cảnh

Để có một bể cá đẹp không chỉ chọn được loài cá mà việc trang trí bể nuôi cũng rất quan trọng. Việc trang trí bể cá cảnh của bạn sẽ giúp cho cá bạn nuôi có môi trường sống lành mạnh hơn. Để trang trí một bể cá bạn phải trải qua khá nhiều bước đấy hãy cùng tôi tìm hiểu nhé

trang trí bể cá cảnh

Chuẩn bị đồ trang trí cho bể thuỷ sinh nuôi cá chép.

Trước khi trang trí bạn cần lên ý tưởng cho bể cá của mình. Rồi sau đó chuẩn bị đủ các vật dụng cho vào bể cá. Bạn cần chuẩn bị hệ thống lọc, máy sủi, đá nền, cây thủy sinh… Có khá nhiều thứ để bạn phải chuẩn bị đấy. Đối với nuôi cá chép cảnh thì bạn nên chú ý ánh sáng trong bể. Vì ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc cá chép của bạn.

Tạo nền đáy cho bể

Sau khi đã chuẩn bị các vật dụng cho bể cá của bạn thì chúng ta nên tạo nên đáy trước tiên. Trước khi rải sỏi vào bể bạn nên cho sỏi vào nước sôi để loại bỏ các vi khuẩn có hại, kí sinh trùng và vi tảo. Nền sỏi bạn rải khoảng 2,5 đến 7 cm dựa trên kích thước bộ lọc ngầm bạn chọn. Để tạo độ hướng cho bể bạn nên để sỏi phía trong cao hơn so với mặt trước để tạo độ hướng cho mặt bể.

Đặt vật trang trí

Sau khi đã đặt nền đáy sau bạn nên kết hợp đặt vật trang trí và các thiết bị khác cùng một lúc. Tất cả các vật trang trí như cây thủy sinh, đèn, đá… Nên đặt sao để che đi các thiết bị như sưởi bể cá, máy lọc, máy sục khí sao cho hợp lý và không ảnh hưởng đến môi trường sống của cá.

Khi đặt đèn trang trí bạn nên sử dụng đèn có màu tự nhiên không nên dùng loại đèn màu như hồng, xanh… Bạn không nên để bể quá tối sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc của cá chép vàng. Vì màu của cá chép thường bị ảnh hưởng của ánh sáng môi trường sống. Nếu ánh sáng không đủ sẽ làm cho cá có màu nhạt hơn so với bình thường, sẽ làm mất đi vẻ đẹp cá của bạn.

Những lưu ý khác trong cách nuôi cá chép cảnh

Ngoài các vấn đề về thức ăn, nguồn nước, cảnh quan cho cá. Để cá chép có thể sống tốt hơn nữa trong bể cá cảnh thuỷ sinh nhà bạn. Bạn cần lưu ý một số yếu tố nữa gồm:

+ Loại cá nuôi cùng: Cá chép là một loại cá hiền lành và thân thiện. Do vậy, những loại cá dữ như cá rồng, cá ăn thịt… sẽ không phù hợp để nuôi cùng. Nên chọn các loại cá dọn bể, ăn phù dung ở mặt dưới bể điểm hình như cá bút chì để nuôi cùng. Vừa giúp làm sạch cặn bẩn trong bể, vừa tạo cho bể phân lớp loài cá thêm sinh động.

+ Đèn sưởi bể cá: Vào mùa lạnh, cá chép sẽ khó sống nếu như nhiệt độ của môi trường bằng nhiệt độ trong bể. Bởi cá chép sống tốt ở khoảng nhiệt độ từ 25 độ C đến 27 độ C. Nên với khí hậu rét đậm như miền bắc thì cần có đèn sưởi bể cá phù hợp.

sưởi bể cá

+ Lưu ý về việc thả cá mới mua: Khi mới mua về, cá sẽ bị sốc khi thay đổi nguồn nước, nhiệt độ trong bể so với trong túi đựng cá. Do vậy bạn cần thả từ từ và nên đặt toàn bộ túi chứa cá trong bể để cân bằng nhiệt trước khi thả chúng ra. Điều này nếu bạn làm không tốt thì sẽ rất dễ để cá bị stress hoặc biếng ăn.

Ngoài những yếu tốt trên còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng nhỏ khác. Nhưng bạn cần đặc biệt chú ý về những điều trên trong cách nuôi cá chép cảnh cho mình.

Chúc bạn luôn có những chú cá cảnh đẹp bơi lội trong bể của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

s