Cá rồng là loại cá cảnh phong thủy rất đẹp. Mang trong mình rất nhiều ý nghĩa tốt cho gia chủ. Từ giàu sang phú quý, trấn an gia trạch cho tới trừ ta ma… Bởi vậy cá rồng không những được các đại gia săn đón. Mà bất kỳ người yêu cá cảnh nào cũng muốn sở hữu một chú cá trong nhà. Do vậy cá rồng luôn thuộc top các loại cá cảnh có giá cao nhất tại Việt Nam. Vậy để nhân giống cá rồng có khó không? Mời các bạn tìm hiểu trong bài viết cách nuôi cá rồng sinh sản.
Xem thêm: Bán cá rồng size nhỏ tại Hà Nội
Cách nuôi cá rồng sinh sản
Cách ghép cặp cá rồng sinh sản
Thường thì để cá rồng bắt cặp với nhau là khá khó. Chúng có bản năng bảo vệ lãnh thổ rất cao. Bạn nên nuôi chung ít nhất 6 con cá rồng từ nhỏ. Hoặc nếu không được thì cần thả chúng vào bể cùng một lúc. Để không có con nào có cơ hội phát triển bản năng xác định lãnh thổ sớm hơn. Nếu thấy cá có dấu hiệu phản ứng mạnh cần tách chúng ra ngay. Tránh tới việc cá đánh nhau đến chết.
Để xác định cá bắt cặp hay chưa ta cần quan sát xem. Cá trống, mái có bơi song hành với nhau không? Chúng có đánh đuổi các con cá khác ra xa hay không? Sau đó mới bắt những con cá còn lại ra khỏi bể. Thường thì quá trình bắt cặp sẽ diễn ra từ 1 đến 2 tháng.
Dấu hiệu nhận biết khi cá trống, cá mái sinh sản
Nếu bắt cặp, cá trống và cá mái sẽ bắt đầu bơi song hành theo đường tròn. Tiếp đó cá trống sẽ rượt đuổi và cắn vây cá mái để kích thích cá mái đẻ trứng. Thường thì cá mái sẽ bị các tổn thương ở vùng vây hậu môn, vùng huyệt và vùng nắp mang. Do cá đực đang ra sức kích thích nó. Sau đó bụng cá mái sẽ chứa đầy trứng và ngày càng lớn cho tới khi cá mái đẻ.
Làm bể nuôi cá rồng sinh sản
Ta nên bố trí bể nước có lượng nước khoảng 700 lít nước trong một bể lớn. Nên chú ý gắn thêm dàn lưới nhựa trên nóc bể tránh cá nhảy ra khỏi bể. Tiếp đó ta nên tạo một vùng đẻ trứng trong bể như các hốc gỗ, đá. Tránh để những viên sỏi có kích thước giống trứng. Cá trống sẽ tưởng nhầm nuốt phải gây thương tích cho cá. Khi làm bể cá rồng đẻ cũng nên để bể ở một nơi kín đáo. Tránh ánh sáng trực tiếp làm ảnh hưởng đến quá trình cá mái đẻ trứng.
Cá rồng đẻ bằng miệng?
Nhiều người lầm tưởng rằng cá rồng đẻ bằng miệng. Liệu có phải hay không? Chúng ta sẽ tìm hiểu cách cá rồng sinh sản.
Tới thời điểm giao phối. Cá trống và cá mái sẽ bơi song hành và cọ vào nhau. Có khi đứng bất động. Sau đó chúng ngừng bơi nhưng vẫn cọ vào nhau. Tới khi cá cái đột ngột co thắt và đẻ trứng. Cá trống sẽ là tập phóng tinh trùng để thụ tinh cho trứng.
Mỗi lần cá mái sẽ đẻ khoảng 60 trứng. Sau khi thụ tinh xong cá đực sẽ lập tức ngậm hết số trứng đó vào trong miệng để ấp. Ta cũng nên tách cá mái khỏi cá đực. Vì trong giai đoạn này cá mái sẽ rất hay rượt cá trống.
Như vậy cá rồng hoàn toàn không đẻ con bằng miệng. Chỉ là chúng có tập tính ấp trứng trong miệng mà thôi.
Ngoài ra nếu muốn tăng tỷ lệ sống cho cá rồng con. Ta có thể tách cá bột ra khỏi miệng và ấp riêng. Nhiệt độ nước duy trì khoảng từ 28 đến 29 độ C. lượng oxy hòa tan khoảng 5ppm(mg/l). Độ pH duy trì ổn định 5-7 pH. Theo cách nuôi cá rồng sinh sản này thì tỉ lệ ươm cá bột thành công khoảng từ 90- 100%.
Như vậy cách nuôi cá rồng sinh sản. Nếu bạn thực sự hiểu chúng thì cũng không quá khó. Chợ thủy sinh chúc các bạn có một đàn cá rồng đẹp và khỏe mạnh.