Bạn là người rất thích trồng các cây thủy sinh? Tuy nhiên lại không biết nên bắt nguồn từ đâu? Để trồng cây thủy sinh thì cần chuẩn bị những gì? Và bạn có thể tự làm hồ thủy sinh được không? Hay phải ra ngoài các cửa tiệm mua những bể thủy sinh có sẵn. Tôi xin trả lời luôn giúp bạn đọc rằng việc tự làm hồ thủy sinh là hoàn toàn có thể. Không những vậy, việc chuẩn bị vật dụng, lắp ráp hay nhìn các cây thủy sinh lớn lên từng ngày sẽ thú vị không kém việc chăm sóc chúng đâu nhé. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Bể thủy sinh là gì?
Bể thủy sinh là một trong những loại bình bể cảnh trong gia đình hoặc công ty được nhiều người yêu thích và ưa chuộng. Bởi đây chính là một hệ sinh thái thu nhỏ dưới nước hết sức độc đáo và ấn tượng. Có không ít người lầm tưởng rằng, bể thủy sinh chính là tên gọi khác của bể cá cảnh. Tuy nhiên, đây thực chất là một quan niệm hết sức sai lầm. Bởi bể cá cảnh chủ yếu được cấu tạo bởi hai thành phần là cá và nước. Trong khi đó, bể thủy sinh là một hệ môi trường sống toàn diện cho các loại thủy sinh vật dưới nước bao gồm: cá, tôm, cua rong, rêu, đất cát, phân bón, cây dưới nước… Những thành tố này tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ hoặc tiêu diệt nhau để trở thành một hệ sinh thái cân bằng và ổn định, nhưng cùng định hướng phát triển.
Tự làm hồ thủy sinh một cách đơn giản?
Để từ làm được hồ thủy sinh thì trước hết bạn cũng nên tìm hiểu một chút xem nên trồng cây thủy sinh gì và ý định trang trí bể thủy sinh theo phong cách nào. Sau đó mới sắm sửa các vật liệu, dụng cụ phục vụ cho việc nuôi thủy sinh. Dưới đây là 10 bước đơn giản để tạo thành một hồ thủy sinh.
Bước 1: Chọn bể thủy sinh
Khác với việc thiết kế bể cá, bể thủy sinh sẽ phải chứa những vật liệu cứng như đá, sỏi hoặc các cây lũa thủy sinh với kích thước lớn. Do vậy cần phải trang bị những bể thủy sinh chuyên dụng được trang bị kính dày từ 8 đến 10 ly trở nên.
Bước 2: Trải đất nền
Bạn cần trải phân nền thích hợp với loại cây bạn trồng, việc sử dụng và trải phân nền ra sao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển các sinh vật trong bể thủy sinh sau này. Do vậy cần trải theo thứ tự: Phân nền, cát sỏi rồi mới tới đá và các vật trang trí khác.
Bước 3: Setup bố cục
Như tôi đã nói ở trên, tùy theo phong cách bạn lựa chọn sẽ sắp xếp các loại bố cục khác nhau. Tuy nhiên cần xếp đá vào trước rồi mới tới lũa thủy sinh.
Bước 4: Trồng cây thủy sinh
Đây là bước vô cùng quan trọng, quyết định cây thủy sinh của bạn có phát triển xanh tốt được không.
Trước hết bạn nên rửa sạch cây thủy sinh trước khi cho vào bể để tránh các sinh vật có hại còn bám trên cây, sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường chung của bể sau này. Sau đó tiến hành cắm các cây nhỏ trước. Dùng nhíp chuyên dụng để trồng và tuỳ vào loại cây mà sẽ trồng ở các vị trí cho phù hợp:
- Các loại cây thấp và phát triển chậm thì trồng phía trước hồ, mặt tiền.
- Các loại cây rậm rạp để trồng các gốc hồ: rau dừa, đình lịch, rau cần trôi.
- Các loại rong mái chèo và rau mác thích hợp trồng che phía sau hồ và các cạnh hồ.
Xem thêm: Cách chăm sóc cây dương xỉ trồng trong nước tại đây: http://edu.bashgmu.ru/blog/index.php?userid=49660
Bước 5: Đổ nước vào bể
Nước trước khi được đổ vào bể cần phải đảm bảo là nước sạch. Nếu bạn sử dụng nước máy thì cần khử sạch tự nhiên nước bằng cách để nước trong chậu từ 8-10 tiếng. Điều này sẽ khiến các chất có hại cho cây bay hơi đi.
Sau đó tiền hành đổ nước vào bể. Việc đổ nước cũng lưu ý nhẹ nhàng tránh làm xáo trộn các vật dụng trong bể. Ngoài ra cần lưu ý nên đổ nước từ đá xuống giúp không làm hư lớp phân nền bạn đã trải từ trước.
Bước 6: Lắp đặt hệ thống lọc, cung cấp Co2 cho bể thủy sinh
Khác với nuôi cá cảnh, bạn thường thấy có một bộ lọc và một bộ thổi Oxi cho cá. Thì đối với bể thủy sinh bạn cần trang bị hệ thống lọc và bộ cung cấp Co2 cho bể. Bạn có thể tham khảo các loại máy lọc ở dưới đây:
- Lọc thác: công suất nhỏ và yếu nên thích hợp cho bể thuỷ sinh nhỏ.
- Lọc ngoài: thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời, thường để dưới phần chân bể, chỉ có 2 ống nước đầu vào và ra là nằm trong bể.
- Lọc tràn: làm bằng kính, được đặt cố định tại 1 chỗ trên bể, lọc nước bề mặt nên xử lý ván vi sinh tốt nhất, những chiếm thể tích trong bể nên chỉ thích hợp với bể lớn trên 200 lít.
Bước 7: Gắn đèn cho bể
Mọi loại cây trên trái đất đều cần phải quang hợp và quang hợp sẽ cần tới ánh sáng. Do vậy hệ thống đèn sẽ là thứ tất yếu đối với bất kể bể thủy sinh nào. Dưới đây là cách lắp đặt hệ thống đèn cho bể.
- Cố định khung đỡ bằng nhôm hoặc inox để treo đèn, bắt chặt các vít lại. Treo đèn lên cách mặt nước khoảng 30cm.
- Dùng đèn huỳnh quang, và đèn phải có bước sóng thích hợp cho cây thủy sinh, đèn phải có bước sóng từ 6500k-10000k, để thay thế cho sánh sáng mặt trời, có thể chọn đèn day-light với công suất từ 0,5 – 1W/lít nước.
- Đặt chế độ đèn 8-12h/ngày
Bước 8: Thả cá vào bể thủy sinh
Bạn có thể lựa chọn giữa việc nuôi cá hoặc không nuôi cá trong bể. Tuy nhiên nếu bạn quyết định nuôi cá thì nên lựa chọn các loại cá không ăn, phá cây thủy sinh. Và nên thả cá vào bể sau khoảng 10 ngày tính từ ngày bạn đổ nước vào bể.
Bước 9: Thay nước và vệ sinh bể
Bạn nên thay nước mỗi tuần, mỗi lần thay từ 1/3 và 1/4 lượng nước trong bể. Việc thay nước quá nhiều cũng sẽ không tốt, sẽ làm chết các vi sinh vật trong bể.