Nuôi cá rồng luôn tốn kém hơn các loại cá cảnh khác? Đúng vậy, cá rồng là một loại cá đẹp. Tuy nhiên chi phí bỏ ra để nuôi cá rồng lại khá đắt. Từ chi phí giống cá, thức ăn, đèn…vv. Ngoài ra bể cá là phần không thể không kể đến. Bể cá rồng có thể dao động từ vài triệu tới vài chục triệu. Vậy thiết kế bể cá rồng thế nào để vừa đẹp lại kinh tế?
Thiết kế bể cá rồng ngăn phòng : https://becahoanggia.com/thiet-ke-be-ca-rong-ngan-phong/
Cá rồng là một loại cá cảnh khá lớn. Chúng có kích thước trưởng thành từ 60cm cho tới hơn 100cm ( đối với một số loài cá rồng lớn). Chúng lại là loại cá khá hung dữ. Đã có rất nhiều gia chủ bị vỡ bể kính do cá bị kích động và húc vào bể. Cho nên chiếc bể để nuôi cá rồng cũng khá khác biệt so với các bể nuôi thông thường khác. Do vậy hôm nay chợ thủy sinh chúng tôi xin giới thiệu với các bạn bài viết cách làm bể cá rồng sao cho vừa đẹp, vừa an toàn.
Xem thêm: Cách nuôi cá rồng sinh sản
Cách làm bể cá rồng
Kích thước bể nuôi cá rồng
Bể cá rồng nên có kích thước lớn. Do cá rồng phát triển nhanh, lại khá hung dữ và linh hoạt. Hiện tượng cá rồng húc vào thành bể cá là không lạ đối với những ai nuôi loại cá này. Bởi vậy bể cần phải đảm bảo được 2 yêu cầu dưới đây:
Kích thước bể cá: Tối thiểu kích thước bể phải có chiều dài 1m2 x cao 60cm. Ngoài ra nếu bạn có điều kiện kinh tế hoặc nuôi những chú cá rồng lớn hơn thì cần tăng kích thước bể.
Độ an toàn của bể cá: Nếu bể cá dài dưới 1,5m bạn có thể trang bị kính 10ly cho bể. Còn bể có kích thước từ 1,5m trở lên bạn cần trang bị kính dày khoảng 12ly. Để đảm bảo an toàn cho cá cũng như người nuôi.
Lọc bể cá rồng
Bể nuôi cá nào cũng cần trang bị hệ thống lọc. Tuy nhiên do cá rồng là loại ăn thịt. Cho nên chất hữu cơ thải ra bể rất nhiều. Bởi vậy trang bị một hệ thống lọc hiệu quả cho bể cá rồng là vô cùng cần thiết. Và hệ thống lọc bể cần phải đáp ứng 3 yếu tố sau:
- Lọc thô: Tức là lọc sạch các tạp chất trong bể cá như cặn bẩn, thức ăn thừa, chất thải của sinh vật trong bể…các vật liệu được sử dụng: túi lọc, bông lọc…
- Lọc tinh: Chức năng lọc tinh tức là sau khi lọc thô nước sẽ được qua ngăn lọc tiếp theo có chứa các vi sinh vật để phân hủy chất thải của cá mà lọc thô không lọc được. ví dụ như chất nhờn của cá. Phân cá hòa tan trong nước…vv
- Lọc hóa học: Là phần rất quan trọng mà hệ thống lọc nào cũng cần phải giải quyết được.Lọc hóa học chính là lọc các chất độc hại trong nước giúp cá không bị ngộ độc.
Xem thêm: Hướng dẫn làm lọc tràn trên hiệu quả cho các loại bể cá
Xử lý bể cá rồng trước khi thả cá
Ngâm nước muối bể cá rồng
Bể cá rồng khi mới hoàn thành xong. Cần phải ngâm nước muối để xử lý mùi keo và các chất cặn bã khác. Mới đảm bảo sức khỏe của cá sau khi thả vào bể. Cách làm như sau: Sử dụng 300-500gr muối hạt đối với mỗi 100 lít nước. Sau đó ngâm nước trong bể ít nhất 24h ( có thể lâu hơn) sau đó rửa thật sạch với nước.
Chạy nước bể rồng trước khi thả cá
Đây là công đoạn cũng hết sức quan trọng đối với việc nuôi cá rồng. Sau giai đoạn ngâm nước muối sạch sẽ. Ta cần phải làm sạch bể và bộ lọc một lần nữa. Ta hòa 100gr muối đối với mỗi 100 lít nước. Sau đó vận hành hệ thống lọc ở nhiệt độ từ 29-30 độ C. Duy trì trong khoảng 2 ngày.
Tiếp đó ta thay 50% lượng nước trong bể và bổ sung men vi sinh cho hệ thống lọc. Bước tạo các vi sinh có lợi cho bể này là hết sức quan trọng cho hệ sinh thái trong bể. Sau đó ta lại thay 30% lượng nước trong bể và chạy trong khoảng 2 ngày tiếp theo. Cứ như vậy trong khoảng 7 ngày là ta có thể thả cá.
Kết
Cách làm bể cá rồng cũng khá là phức tạp và tốn thời gian. Tuy nhiên để đảm bảo một chiếc bể an toàn, đẹp, tiết kiệm thì các công đoạn tôi kể ở trên là hoàn toàn cần thiết. Chợ thuy sinh chúc các bạn có một bể cá cảnh đẹp và khỏe mạnh.