Cây thủy sinh có vai trò hết sức quan trọng trong bể cá. Chúng không những giúp tô điểm cho bể thêm phần sinh động mà còn cải thiện chất lượng nước, loại bỏ nitrat, tăng lượng Oxy trong bể… Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được cách trồng bây thủy sinh trong bể cá. Do vậy qua bài viết dưới đây, chợ thủy sinh mong muốn sẽ góp thêm một phần kiến thức giúp những người yêu thích cá cảnh có thêm kiến thức.
Chọn cây thủy sinh phù hợp
Trước khi bước vào giai đoạn trồng cây thì ta phải lựa chọn loại cây thủy sinh để trồng. Khác với các bể hoàn toàn là cây thủy sinh, cần đòi hỏi môi trường chuyên nghiệp cho cây phát triển và cũng cần cung cấp Co2 cho bể. Thì việc bể cá thủy sinh trang trí không thể làm vậy được. Bạn có thể sẽ phải lựa chọn 1 là trồng hoàn toàn cây thủy sinh hoặc nuôi cá hoàn toàn… Tuy nhiên, thật may mắn là có những loại thủy sinh rất dễ trồng, chúng cực kỳ thích hợp để có mặt trong các hồ cá mà lại không cần phải sử dụng Co2 bổ sung.
Các bạn có thể tham khảo cách sử dụng bình Co2 cho hồ thủy sinh tại đây: http://edu.bashgmu.ru/blog/index.php?userid=49660
- Các loại cây thủy sinh cao, dễ trồng: Các loại cây cao mà bạn có thể chọn là cây lưỡi mác (Amazon Sword) và dương xỉ Java (Java Fern). Cây lưỡi mác trồng rất dễ và nhanh, giúp che khuất hệ thống lọc và dây trong bể cá nếu những thiết bị này lộ ra khi nhìn từ đằng sau. Dương xỉ Java với các cành lá dài có thể cung cấp chỗ ẩn náu tốt cho cá.
- Các loại cây thủy sinh có kích thước trung bình, dễ trồng: Với loài cây có kích thước trung bình, các lựa chọn tốt bao gồm cây ráy Nana (Anubias Nana) và cỏ thìa (Dwarf Sagittaria). Ráy Nana có thân cong và lá tròn. Cỏ thìa có lá dài màu xanh với phiến lá cong và sinh trưởng tốt xung quanh các vật trang trí cứng trong bể cá như tượng đá
- Các loại rêu cảnh trang trí: Các loài rêu nước ngọt dễ trồng bao gồm Java Moss, Willow Moss và Water Wisteria. Rêu là loài thực vật mọc thấp, vì vậy bạn có thể trồng ở mặt trước bể cá mà không lo che khuất các cây khác. Rêu cũng mọc khá nhanh, vì vậy bạn sẽ sớm nhìn thấy kết quả.
Tiến hành trồng cây thủy sinh cho bể cá
Bước 1. Làm đất nền cho cây: Để có thể cố định cây trong nước và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Bạn bắt buộc phải làm một lớp nền ở phần đáy của bể, các vật liệu được sử dụng làm đất nền như sau:
- Seachem Flourite có chứa mọi dưỡng chất cần thiết và có nhiều màu sắc.
- Đất sét và đá ong là vật liệu tốt để bổ sung dinh dưỡng trong bể. Tuy nhiên bạn cần lưu ý do chúng sẽ làm thay đổi lượng pH có trong nước đáng kể đấy.
- Sỏi là vật liệu tuyệt vời để giúp cố định lớp đất nền bên dưới. Bạn nên rải một lớp sỏi nhỏ trên bề mặt đất nền và kết hợp một số viên sỏi to buộc vào thân cây thủy sinh để cố định.
Bước 2. Trồng cây thủy sinh: Sau khi đã bố trí xong đất nền, ta sẽ tiến hành trồng cây thủy sinh. Có một số lưu ý trong giai đoạn này mà bạn cần phải chú ý:
- Không nên cắm quá sâu rễ của cây thủy sinh xuống đất nền, cây có thể bị chết nếu bạn vùi mất phần thân màu xanh bên trên rễ.
- Không cắm cây này trồng lên cây kia
- Đối với một số loại thực vật như rêu, dương xỉ Java… Chúng ưa thích mọc trên đá hoặc gỗ. Bạn không nên cắm chúng xuống đất nền mà nên sử dụng các loại dây cước trong suốt. Quấn nhẹ vài vòng xung quanh cây sau đó buộc chặt vào đá, gỗ.
- Nếu muốn đỡ tốn kem, bạn cũng có thể trồng cây thủy sinh bằng cành.
Bước 3. Chăm sóc cây thủy sinh: Để cây thủy sinh phát triển tươi tốt, bạn cần phải làm các công việc như sau:
- Làm sạch nước hàng tuần sẽ giúp cây thủy sinh luôn có môi trường trong sạch, thúc đẩy cây phát triển.
- Nên bổ sung phân bón cho cây sau một khoảng thoài gian nhất định. Việc này sẽ kích thích cây tăng trưởng rất mạnh. Tuy nhiên bạn cũng cần để ý xem phân bón có làm ảnh hưởng tới cá cảnh không nhé. Hoặc bạn có thể chia nhỏ lượng phân bón ra và tiến hành bón phân chia ra làm nhiều lần.
- Sau một thời gian sinh trưởng, cây thủy sinh sẽ mọc rất nhanh. Việc cắt tỉa cây thường xuyên là hoàn toàn cần thiết nếu bạn không muốn thân, lá cây phân hủy làm ô nhiễm môi trường bể.
Lưu ý trong quá trình trồng cây thủy sinh
- Bắt đầu trồng ít một và bổ sung dần dần.
- Nếu có vấn đề về rong, bạn có thể cho vào bể một cốc tôm ma để chúng ăn rong. Loài tôm nước ngọt này thường sống hòa thuận với cá tetra và cá bảy màu.
- Chọn các loài cây thủy sinh tương thích với cá, vì một số loài cá sẽ ăn hoặc phá hủy cây.