Cá mới mua về nên làm gì? Kinh nghiệm hữu ích cho người mới

Bạn có biết việc thả cá mới mua trực tiếp vào bể có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng? Hay làm thế nào để cá không bị sốc khi chuyển đến môi trường mới? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi cá mới mua về nên làm gì? Hãy theo dõi bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ những bước đầu tiên cần làm để cá mới mua của bạn khỏe mạnh và thích nghi tốt với môi trường sống mới.

Lưu ý khi vận chuyển cá từ nơi mua về 

Khi vận chuyển cá từ nơi mua về nhà, việc đảm bảo cá sống sót và khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần ghi nhớ: 

  • Chọn những con cá khỏe mạnh, bơi khỏe, không có dấu hiệu rách vẩy, nấm… trước khi di chuyển.
  • Đặt cá vào túi nilon, bơm nước vào túi sao cho tỉ lệ chiếm ¾ thể tích túi và bổ sung một lượng nhỏ khí oxy vào túi. Bạn nên chuẩn bị sẵn trước thùng xốp hoặc một cái túi tối màu để cách nhiệt, hạn chế âm thanh và ánh sáng mạnh từ môi trường xung quanh. 
  • Trong quá trình vận chuyển, nên kiểm tra túi cá định kỳ để đảm bảo cá vẫn khỏe mạnh. Nếu thấy cá có dấu hiệu bất thường, cần dừng lại và xử lý ngay.
  • Khi di chuyển về nhà hãy chạy xe nhẹ nhàng tránh di chuyển mạnh và rung lắc hạn chế giằng xóc cá. 
  • Hãy tới trực tiếp cửa hàng và rút ngắn thời gian vận chuyển càng nhiều càng tốt để giảm stress cho cá.
  • Không nên cho quá nhiều cá vào một túi/thùng, để chúng có đủ không gian di chuyển.
Vận chuyển cá nhẹ nhàng, tránh rung lắc 
Vận chuyển cá nhẹ nhàng, tránh rung lắc

Cá mới mua về nên làm gì? 

 Khi mới mua cá về, việc quan trọng nhất là giúp cá thích nghi với môi trường mới để tránh sốc và bệnh tật. Đồng thời, trước khi thả cá vào bể, bạn cần kiểm tra kỹ các chỉ số môi trường nước trong bể phù hợp với từng loại cá. 

Dưới đây là một số bước bạn nên thực hiện khi mới mua cá về: 

Ngâm cá trong bể nước cách ly 

– Việc đầu tiên bạn cần làm đó cho bịch cá vào bể cách ly và giữ nguyên trong khoảng 20 – 30 phút, điều này giúp nước ngoài bể và trong túi cá cân bằng nhiệt độ với nước trong bể. (Lưu ý khi thả bịch cá vào hồ bạn không nên mở túi cá ra mà để nguyên đó). 

– Sau đó, bắt đầu cắt túi cá rồi múc nước trong bể và rót từ từ một ít nước vào túi để cá quen dần với môi trường mới. 

Cách 10 – 15 phút bạn lại thực hiện thao tác trên đến khi lượng nước cho vào bằng 100% lượng nước ban đầu trong túi thì vớt thả nhẹ nhàng cho cá tự bơi ra khỏi túi. Mỗi lần cho chỉ nên cho một lượng nước bằng 10 – 20% lượng nước có trong túi. 

Với những loại cá khó chăm, bạn nên bật sủi oxy trong bể cách ly để cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau quá trình di chuyển. 

Ngâm cá trong bể nước để cách ly 
Ngâm cá trong bể nước để cách ly

– Trong trường hợp bạn muốn thả cá mới mua vào bể chính ngay thì có thể thực hiện thao tác như hướng dẫn ở trên và theo dõi chúng thường xuyên trong 1 – 2 tuần đầu. Nếu con nào có biểu hiện bị bệnh thì phải vớt ngay chúng ra bể khác để điều trị và dưỡng cá. Tại bể chính bạn cũng nên đánh thuốc dự phòng để hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo cho những con khác.  

Cho cá thích nghi với nhiệt độ trong bể 
Cho cá thích nghi với nhiệt độ trong bể

Phòng và xử lý mầm bệnh cho cá 

– Cá cảnh ở các cửa hàng thường người bán sẽ thả nhiều lứa cá khác nhau trong bể do đó có thể có cả cá khỏe và cá ốm gây lây nhiễm chéo cho nhau. 

Do đó khi nuôi cá ở bể nước cách ly, bạn nên dùng thuốc điều trị và phòng bệnh cho cá từ 2-3 hôm. 

– Để dưỡng và phòng bệnh cho cá bạn có thể sử dụng công thức sát khuẩn sau: pha 1 ít muối và 3 – 4 giọt xanh methylen hoặc dùng lá bàng (một loại kháng sinh tự nhiên) bỏ trực tiếp vào bể cá. 

Phòng và xử lý mầm bệnh cho cá
Phòng và xử lý mầm bệnh cho cá

Quan sát và theo dõi tình trạng sức khỏe của cá

Trong khoảng thời gian nuôi cá ở bể cách ly, bạn cần chú ý quan sát xem có con nào có biểu hiện bơi lờ đờ, sình bụng, mất màu, vây xù, trên thân có xuất hiện các vết đốm… không. Nếu có thì hãy vớt chúng sang bể cách ly khác để theo điều trị và theo dõi riêng nhằm tránh lây nhiễm cho những con cá khỏe mạnh ở trong bể. 

Chuyển cá về bể nuôi chính

Sau 1 – 2 tuần theo dõi, cá trong bể vẫn sống khỏe thì có thể chuyển chúng sang bể chính. Tại bể chính bạn cần tạo ra môi trường sống giống như trong bể cách ly để đảm bảo chúng quen với môi trường sống mới. Tuy nhiên, để an toàn nhất khi chuyển sang bể chính bạn cũng nên lặp lại các bước như lúc mới thả cá vào bể cách ly. (Dùng túi nilon hoặc 1 chậu nhỏ, sau đó múc nước từ bể chính châm từ từ vào chậu để cá dần dần quen với môi trường nước).

Thả cá vào bể nuôi chính
Thả cá vào bể nuôi chính

Cá mới mua về bao lâu thì cho ăn?

Sau vài tiếng khi cá đã quen dần với môi trường nước tại bể cách ly, bạn nên để bể trong môi trường tối 1 chút, tránh bật đèn sáng trong vài giờ đầu để cá bớt căng thẳng trong quá trình di chuyển. Để cá phục hồi lại tinh thần và sức khỏe bạn nên tạo ra các hang hốc, rong rêu, cây thủy sinh để cá có nơi trú ẩn. 

Trong ngày đầu tiên, không nên cho cá ăn ngay vì trong quá trình duy chuyển chúng thường bị bỏ đói nếu đột ngột cho ăn quá nhiều thì sẽ gây khó tiêu, dễ bị bệnh đường ruột. 

Bắt đầu cho cá ăn vào ngày thứ hai, tại lần đầu tiên cho ăn nên cho lượng thức ăn ít nhất có thể để cá quen và thích nghi dần dần. Khi cho ăn nên theo dõi để phòng các biểu hiện bất thường của chúng. 

Trên đây là những kiến thức mà Chợ Thủy Sinh muốn chia sẻ đến bạn về việc cá mới mua về nên làm gì? Hy vọng bạn đã tìm ra được câu trả lời thỏa đáng để đưa ra những giải pháp hữu ích nhất.

s