Cách vệ sinh bể cá tại nhà đơn giản và hiệu quả

Việc vệ sinh bể cá tại nhà đúng quy trình và thường xuyên là rất quan trọng đối những người nuôi cảnh. Dưới đây, Chothuysinh sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trong, quy trình trình và những lưu ý giúp hoạt động vệ sinh cá trở nên đơn giản.

Bể cá thủy sinh cần được vệ sinh
Bể cá thủy sinh cần được vệ sinh

Vệ sinh bể cá tại nhà khi nào? Tại sao?

Vệ sinh bể cá cần được thực hiện khi bạn nhận biết được một trong những dấu hiệu như: nước có mùi tanh và hôi, bộ lọc bị bẩn hoặc màu nước trở nên đục. Bằng việc này sẽ tạo môi trường sống thuận lợi giúp cá phát triển, cũng như tránh khỏi mắc bệnh.

Trước và sau khi vệ sinh bể cá bị đục nước
Trước và sau khi vệ sinh bể cá bị đục nước

Những lưu ý khi vệ sinh bể cá tại nhà

Để công việc vệ sinh bể cá hiệu quả thì bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tuyệt đối không đưa chất rửa vào bể cá.
  • Tiến hành vệ sinh bể cá đều đặn: Loại bỏ rêu tảo 1 lần/tuần, xử lý nước bể 2 lần/tuần, vệ sinh máy lọc 1-2 lần/tháng.
  • Khi thay bộ lọc mới cần đủ 2 tuần từ lúc vệ sinh bể toàn diện để tránh mất vi khuẩn có lợi.
Bể cá cảnh được vệ sinh thường xuyên
Bể cá cảnh được vệ sinh thường xuyên

Quy trình vệ sinh bể cá tại nhà nhanh chóng và an toàn cho cá

Vệ sinh bể cá tại nhà như này nào cho đúng thì sau đây chothuysinh sẽ chia sẻ tới bạn 10 bước tối giản giúp đảm bảo sức khỏe cho cá của bạn.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị vệ sinh bể cá tại nhà

Bạn cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết sau để vệ sinh bể cá dễ dàng:

  • Bộ kiểm tra chất lượng nước cho hồ cá
  • Dụng cụ cạo tảo rong rêu hoặc nam châm cọ bể
  • Máy bơm hút đáy bể cá hoặc ống hút cặn
  • Ống bơm xi phông hút nước
  • Khăn và chất tẩy rửa an toàn cho cá
Bộ dụng cụ vệ sinh bể cá đa năng
Bộ dụng cụ vệ sinh bể cá đa năng

Bước 2: Kiểm tra và đánh giá chất lượng nước

Nắm được chất lượng nước hiện tại của bể cá đóng vai trò rất lớn vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của cá. Bạn có thể sử dụng que test trong bộ kiểm tra chất lượng nước để điều chỉnh lại các chỉ môi trường sống phù hợp như độ pH, độ cứng cũng như nhận biết mức độ hợp chất thải nitơ.

Bộ kit test chất lượng nước bể cá 7 trong 1
Bộ kit test chất lượng nước bể cá 7 trong 1

Bước 3: Ngắt nguồn điện các thiết bị của bể cá

Để thuận lợi và tránh cháy hỏng các thiết bị khi vệ sinh bể cá, bạn cần ngắt nguồn điện các thiết bị như máy lọc, máy sửa, … Bởi vì khi các thiết bị hoạt động trong môi trường không có nước sẽ dễ dàng bị hỏng hóc.

Lưu ý cần rút phích cắm các thiết bị khi vệ sinh bể cá
Lưu ý cần rút phích cắm các thiết bị khi vệ sinh bể cá

Bước 4: Loại bỏ rêu tảo trong bể cá

Bạn có thể sử dụng dụng cụ cạo tảo rong rêu hoặc nam châm cọ bể để loại bỏ rêu tảo bám trên bề mặt kính, và kết hợp dùng bàn chải đánh răng trà nhẹ nhàng cho cây thủy sinh. Rêu và tảo sẽ xuất hiện nhiều và nhanh khi nồng độ chất thải trong cao, nên để hạn chế rêu tảo bạn cần phải vệ sinh và thay nước đều đặn cho bể cá.

Loại bỏ rêu bám vào thành bể cá
Loại bỏ rêu bám vào thành bể cá

Bước 5: Vệ sinh đồ trang trí và cắt tỉa cây thủy sinh có trong bể

Tối ưu nhất để vệ sinh đồ trang trí là bạn lấy hết chúng ra khỏi bể và rửa dưới vòng nước mạnh. Nếu đồ trang trí không quá bẩn bạn cũng có thể dùng bàn chải để cọ trực tiếp trong bể cá.

Đối với các cây thủy sinh để vừa cần đảm bảo chúng phát triển tốt mà không ảnh hưởng đến các loại cá nuôi trong bể. Bạn cần thường xuyên loại bỏ những cành lá chết, cắt tỉa cho những cành cá mọc thêm, loại bỏ bớt thực vật trên bề mặt nước chỉ để khoảng 50 diện tích bể giúp đảm bảo ánh sáng.

Cắt tỉa cây thủy sinh trong bể cá
Cắt tỉa cây thủy sinh trong bể cá

Bước 6: Làm sạch đáy bể: sỏi và cát

Thông thường đáy nền bể cá gồm sỏi và cát nhưng chỉ cần sau thời gian sẽ trở thành nơi chứa các chất thải và thức ăn thừa của cá. Đối với cá bể cá lớn thì bạn nên dùng máy hút đáy bể cá, còn với các bể cá có kích thước nhỏ bạn có thể dùng ống hút cặn bể cá hoặc làm sạch bằng việt lấy toàn bộ sỏi và cát ra khỏi bể để rửa.

Sử dụng máy hút làm vệ sinh bể cá
Sử dụng máy hút làm vệ sinh bể cá

Bước 7: Vệ sinh máy lọc nước của bể cá

Các bộ lọc hiện thường được cấu tạo từ 2 dạng lọc là bộ lọc có chứa carbon hoặc bộ lọc cơ học thô gồm sứ lọc, san hô lọc, sợi lọc và bọt biển. Với bộ lọc carbon thì bạn cần thay mới phần lọc không quá 3 tuần/lần do chất lượng hấp thụ khí độc bị giảm, còn bộ cơ học thô bạn cần rửa sạch các mảng bám và làm sạch các đường ống và bộ phận dẫn nước khác.

Bộ lọc bể cá cơ học thô
Bộ lọc bể cá cơ học thô

Bước 8: Thay nước cho bể cá

Tùy vào chất lượng nước đã kiểm tra được mà bạn cần phải thay từ 20%-50% mỗi lần. Đối với những người nuôi cá chưa có kinh nghiệm thì bạn nên thay khoảng ⅓ số nước trong bể bằng ống bơm xi phông hút nước.

Sau khi rút lượng nước phù hợp ra khỏi bể thì bạn cần đưa nước đã được xử lý vào bể một cách từ từ tránh khuấy động làm đục nước. Để xử lý nước mới hiệu quả, bạn có thể phơi nắng 24h hoặc dùng dung dịch khử Clo từ 3-4 giọt/10 lít nước.

Thay nước bể cá bằng ống xi phông
Thay nước bể cá bằng ống xi phông

Bước 9: Bật lại các thiết bị của bể cá

Sau khi vệ sinh bên trong và thay nước cho bể cá xong bạn cần lưu ý bật lại bật lại các thiết bị và đảm bảo chúng hoạt động tốt. Giúp đảm bảo và duy trì môi trường phù hợp cho cá.

Bể cá cảnh được thế kế thu hút sau khi cắm điện
Bể cá cảnh được thế kế thu hút sau khi cắm điện

Bước 10: Lau kính ngoài và các thiết bị bể cá khác

Ngoài việc vệ sinh bên trong bể cá thì việc vệ sinh bên ngoài bể cá cũng rất cần thiết như kính, đèn chiếu sáng, nắp và kệ của bể, … Lưu ý bạn chỉ nên sử dụng chất rửa có thành phần an toàn hoặc dùng giấm ăn để lau bề mặt kính.

Bể cá cảnh sạch và đẹp sau khi vệ sinh toàn bộ
Bể cá cảnh sạch và đẹp sau khi vệ sinh toàn bộ

Mẹo giúp việc vệ sinh bể cá trở nên đơn giản

Bên cạnh việc vệ sinh bể cá đều đặn thì bạn có thể giảm thiểu khối lượng công việc vệ sinh mà vẫn đảm bảo môi trường sinh sống cho cá bằng những cách đơn giản sau:

  • Giảm rêu hại bằng hạn chế ánh sáng mặt trời trực tiếp
  • Giữ sạch nước qua hạn chế lượng thức ăn dư thừa
  • Tăng vi khuẩn có lợi và giảm có hại qua bộ lọc tái tạo vi sinh
  • Nuôi cá dọn bể để ăn rong tảo bám vào bể
  • Chủ động lắp đặt và điều chỉnh đèn thủy sinh hạn chế rong, rêu, tảo sinh sôi
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học làm sạch bể cá
Cá dọn bể đang làm sạch bể
Cá dọn bể đang làm sạch bể

Các câu hỏi liên quan thường gặp khi vệ sinh bể cá tại nhà

Bao lâu vệ sinh bể cá một lần?

Khoảng 1 tuần bạn cần vệ sinh bể cá từ 1-2 lần. Điều này vừa giúp cung cấp môi trường sống thuận lợi để cá phát triển tốt, mà còn giúp bể cá trở nên đẹp hơn mỗi khi ngắm nhìn.

Vệ sinh bề mặt bể cá
Vệ sinh bề mặt bể cá

Thời gian vệ sinh bể cá sẽ phụ thuộc vào yếu tố nào

Thường thời gian vệ sinh bể cá sẽ phụ thuộc sẽ vào 2 yếu tố chính là số lượng cá và khối lượng nước của bể. Để công việc vệ sinh bể cách nhanh và đơn giản thì bạn cần vệ sinh theo lịch trình đều đặn.

Góc không gian bể cá độc đáo được vệ sinh đều đặn
Góc không gian bể cá độc đáo được vệ sinh đều đặn

Cách vệ sinh bể cá mới mua

Để xử lý bể cá mới mua hết mùi và độc của keo thì bạn có thể dùng thân chuối xắt nhỏ hoặc muối vào bể ngâm từ 3-4 ngày để vệ sinh. Đồng thời cách này cũng giúp bạn kiểm tra được xem bể cá có bị rò rỉ trước khi thả cá.

Bể cá bằng kính mới mua chưa được xử lý
Bể cá bằng kính mới mua chưa được xử lý

Qua những lưu ý, quá trình và các mẹo vệ sinh bể cá tại nhà ở trên sẽ giúp việc vệ sinh bể cá không còn là khó khăn. Hãy vệ sinh bể cá một cách thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho cá cũng như vẻ đẹp của bể cá.

s