Bao lâu thay nước bể cá 1 lần giúp bể cá sạch mọi cặn bẩn

Nước chính là môi trường sống của cá và các sinh vật trong bể, vì thế bể cá không được thay nước thường xuyên sẽ rất dễ bị đóng cặn, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Việc thay nước và vệ sinh định kỳ giúp bể cá luôn sạch sẽ và tạo môi trường tốt để cá sinh trưởng. Nhiều người nuôi cá vẫn băn khoăn không biết bao lâu thay nước bể cá một lần? và cách thay nước cho cá không chết? Những vấn đề này sẽ được Chothuysinh giải đáp ở bài viết dưới đây.

Tại sao cần thay nước cho bể cá thường xuyên

Thay nước bể cá giúp làm sạch môi trường nước trong bể cá, loại bỏ các chất thải hữu cơ tích tụ ở bể trong những ngày trước đó. Trả lại môi trường sạch với nguồn nước trong cho cá và các sinh vật trong bể.

Việc thay nước bể cá giúp bể cá bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng đã mất khiến nước trong bể có nhiều chất hơn. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cá và các sinh vật phát triển nhanh chóng hơn.

Thay nước bể cá thường xuyên giúp môi trường nước luôn sạch
Thay nước bể cá thường xuyên giúp môi trường nước luôn sạch

Bể cá không được thay nước thường xuyên hoặc không được thay nước sẽ khiến nước đục hoặc cạn tới đáy bể, khiến cá và các sinh vật trong bể không thể lớn thậm chí bị chết. Chính vì thế việc thay nước cho bể cá có tầm quan trọng không nhỏ trong việc chăm sóc cá. 

Loại bỏ và bổ sung các chất cần thiết

Bể cá là hệ thống khép kín với các hóa chất và các chất dinh dưỡng được tích tụ theo thời gian. Trong quá trình cho cá ăn các khoáng chất được chuyển hóa tự nhiên qua các bộ lọc, qua cột nước. Thêm vào đó các khoáng chất cũng bị giảm đi khi nước bay hơi và cá hấp thụ… Tạo sự cân bằng khoáng chất cũng như tăng chất lượng nước của bể cá.

Thay nước cho bể cá giúp loại bỏ và bổ sung các chất cần thiết
Thay nước cho bể cá giúp loại bỏ và bổ sung các chất cần thiết

Bể cá không được thay nước thường xuyên sẽ làm chất lượng nước kém, do lương hóa chất đi vào không cân bằng với lượng chất mất đi. Để ngăn ngừa tình trạng chất lượng nước kém, người chơi cá cảnh cần thay nước bể cá thường xuyên.

Trong quá trình xử lý amoniac trong bể cá thành nitrit và sau đó thành nitrat, những hợp chất nitơ có hại cho cá. Nếu bể cá không đạt điều kiện lý tưởng cũng như xử lý nitrat không hiệu quả sẽ làm cá trong bể bị căng thẳng nếu hàm lượng nitrat quá cao, hoặc ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sức khỏe khi hàm lượng nitrat thấp.

Duy trì và ổn định môi trường pH

Hầu hết các loài cá cảnh đều có chung đặc tính là ăn và đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ pH trong bể cá.

Trong quá trình phân hủy phân của cá sẽ tạo ra axit, điều này khiến độ pH trong môi trường nước của bể cá bị giảm nhanh chóng.

Độ pH trong bể cá không cân bằng khiến cá dễ bị căng thẳng và yếu. Điều này ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, thậm chí màu sắc của cá cảnh bị nhạt màu hơn và dễ mắc bệnh.

Duy trì và ổn định độ pH
Duy trì và ổn định độ pH

Cải tạo chất lượng nước cho bể cá

Thay nước cho bể cá thường xuyên giúp phân rã các chất hữu cơ đồng thời giúp nước trong bể cá không bị ngả màu và có mùi hôi. Các chất thải hữu cơ bị phá vỡ tạo ra các chất như nitơ phốt pho và các chất khiến chất lượng nước kém, đồng thời tạo ra môi trường axit làm giảm các ion có lợi cho nước và thay đổi nồng độ pH trong bể cá.

Thay nước cho bể cá thường xuyên ngoài lợi ích về mặt thẩm mỹ, nếu bể cá sạch sẽ giúp khả năng chiếu sáng xuống đáy bể không xảy ra tình trạng tán xạ hay giảm cường độ sáng do nước ngả màu.

Ngoài ra, chất lượng nước của bể cá cũng rất quan trọng trong việc chăm sóc cá nhỏ. Nước trong bể cá cần phải sạch và duy trì ổn định nồng độ pH. Nếu nhiệt độ nước và nồng độ pH bị thay đổi đột ngột có thể khiến cá bị sốc dẫn đến chết, vì thế cần duy trì ổn định môi trường nước.

Cải tạo chất lượng nước
Cải tạo chất lượng nước

Bao lâu vệ sinh và thay nước cho bể cá một lần

Theo kinh nghiệm của những người chơi cá cảnh lâu năm thì chỉ nên thay nước cho bể cá một đến hai lần trong tuần. Bởi đó là thời gian thích hợp giúp cá cảnh có môi trường sống ổn định và thích nghi, đồng thời đảm bảo cá cảnh của bạn luôn khỏe mạnh.

Việc thay nước bể cá nhiều hay ít còn tùy thuộc vào lượng cá trong bể cũng như công xuất và chất lượng của hệ thống lọc. Kích thước và dung tích bể cá không ảnh hưởng đến thời gian thay nước cho bể cá.

Bể cá thủy sinh chỉ nên thay nước từ 30 – 50% nước trong 1- 2 tuần. Không nên thay trên 50% lượng nước trong mỗi lần thay nước. Việc thay nước bể cá giúp loại bỏ được các độc tố, đồng thời giúp bạn dễ dàng phát hiện những bất thường ảnh hưởng đến bể cá.

Tuy nhiên, nếu thay nước thường xuyên sẽ làm hao hụt hệ vi sinh đồng thời khiến môi trường nước bị thay đổi đột ngột khiến hệ động thực vật trong hồ bị mất ổn định.

Việc thay nước thường xuyên khiến chỉ số chất lượng nước bị thay đổi nhanh chóng như nhiệt độ nước và độ pH bị thay đổi đột ngột. Nhưng nếu bạn thay nước bể cá không thường xuyên sẽ khiến bể cá bị tồn đọng các chất độc, gây ra những hệ quả xấu cho cá.

Bao lâu thay nước bể cá một lần
Bao lâu thay nước bể cá một lần

Trước khi thay nước cho bể cá bạn cũng cần xử lý nước, điều này giúp giảm bớt khí clo để tránh gây ngộ độc khi thay nước mới cho cá. Nhiều người mới nuôi cá thường sử dụng nước trực tiếp mà không xử lý nước trước, dẫn đến cá chết không rõ nguyên nhân. Chính vì thế, xử lý nước trước khi thay nước vào bể cá là bước vô cùng quan trọng.

Để loại bỏ Chlorine và Fluorid trong nước máy bạn có thể để bốc hơi hoặc làm nóng trong 2 đến 3 ngày. Trong trường hợp sử dụng nước máy ngay thì sử dụng Thiosunfat để khử Chlorine.

Nếu sử dụng nước mưa để thay nước cho bể cá thì nên sử dụng sau 3 hoặc 4 cơn mưa đầu mùa, vì nước mưa đầu mùa thường bị ô nhiễm. Nếu bạn sử dụng nước giếng khoan thì cần chú ý đến nồng độ oxy hòa tan trong nước và pH của nước ( pH 6-7, DO > 3 ppm). 

Hướng dẫn cách thay nước bể cá không chết

Với người chơi cá cảnh đặc biệt là người mới việc tìm hiểu cách thay nước cho cá không chết là vô cùng quan trọng. Thay nước bể cá loại bỏ cá tạp chất và vi khuẩn có hại cho cá, đồng thời tái tạo nguồn nước của bể cá. Tuy nhiên, nếu làm sai cách sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như ảnh hưởng đến môi trường nước và sức khỏe của đàn cá trong bể.

Chuẩn bị môi trường nước tạm thời cho cá

Khi bạn thay nước mới hay vệ sinh bể cá cần cho cá vào bể tạm thời. Vì thế cần có bể tạm thời có kích thước phù hợp như xô hoặc chậu.

Trước khi thay nước bể cá cần chuẩn bị nước sạch và thêm lượng thích hợp chất điều hòa nước.  Sau khi xử lý nước để cân bằng nhiệt độ và độ pH, nên để bể cá tạm thời ở vị trí thoáng mát và sạch sẽ trong khoảng 24h, giúp chất điều hòa nước làm lắng đọng cặn bẩn và trung hòa clo, các hóa chất trong nước.

Chuẩn bị môi trường tạm thời cho cá
Chuẩn bị môi trường tạm thời cho cá

Nên sử dụng một bể cá tạm thời duy nhất khi thay nước bể cá, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cho cá. Trước khi hứng nước vào bể cá tạm thời bạn nên mở vòi nước xả trong khoảng 5 phút rồi mới lấy nước. Đặc biệt, không được rửa xà phòng bể cá tạm thời, vì nếu bể vẫn sót xà phòng sẽ gây hại cho cá.

Chuyển cá và theo dõi tình trạng của cá

Sau khi xử lý nước bạn dùng vợt nhẹ nhàng vớt cá sang bể cá tạm thời đã chuẩn bị trước đó. Bể cá và bể tạm thời không nên để khoảng cách quá xa để hạn chế tối đa thời gian cá rời khỏi nước bể, giúp cá giảm thiểu khả năng căng thẳng và bị yếu do thời gian rời khỏi mặt nước lâu.

Bạn cần quan sát xem cá có xuất hiện các biểu hiện bất thường như màu sắc thay đổi, hoạt động ít hơn, bỏ ăn, mắt đỏ…thì cần xử lý kịp thời để đảm bảo sức khỏe của cá luôn khỏe mạnh.

Di chuyển cá sang bể cá tạm thời
Di chuyển cá sang bể cá tạm thời

Lau chùi và xử lý bộ lọc của bể cá

Để nước mới không bị dính bẩn bạn cần lau chùi thật sạch cả bên trong và bên ngoài bể cá. Có thể dùng nam châm hoặc bông mút giúp việc cọ bể trở nên dễ dàng hơn. Sau đó, bạn cần làm sạch hết rêu xanh có trong bể để môi trường bể cá trong sạch hơn.

Hiện nay, người chơi cá cảnh thường lắp thêm bộ lọc giúp loại bỏ các chất thải độc hại và làm sạch không khí. Vì thế bước làm sạch bộ lọc vô cùng quan trọng, điều này giúp loại bỏ hoàn toàn chất thải độc hại trong bể cá. 

Lau chùi và vệ sinh bể cá
Lau chùi và vệ sinh bể cá

Thay nước cho bể cá

Khi thay nước cho bể cá không nên bỏ toàn bộ nước trong bể mà nên bỏ từng phần. Điều này cũng tùy thuộc và mục đích thay nước và mật độ cá trong bể mà lựa chọn tỷ lệ lượng nước trong bể.

Việc thường xuyên thay toàn bộ lượng nước trong bể sẽ làm xáo trộn hệ vi sinh của bể cá và khiến cá bị sốc.

Khi thay nước vào bể cần đo nồng độ pH phù hợp, độ pH trong bể còn phụ thuộc vào từng loài cá khác nhau và độ pH lý tưởng rơi vào khoảng 6 – 8.5.

Khi thay nước cho bể cá nên cho nước vào một cách nhẹ nhàng để không làm xáo trộn đáy bể, giúp tránh đánh động các cặn bẩn còn sót lại ở trong bể.

Thay nước cho bể cá
Thay nước cho bể cá

Dấu hiệu cá bị sốc nước khi thay nước cho bể cá

Việc nhận biết cá bị sốc nước vô cùng quan trọng để xử lý kịp thời tình trạng của cá. Khi thay đổi môi trường nước cá sẽ có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ và không có sức bơi lội, thậm chí chúng sẽ bỏ ăn.

Khi bị sốc nước do thay đổi môi trường màu sắc của cá sẽ nhợt nhạt hoặc sẽ có các vệt màu bất thường. Màu sắc cá thay đổi là một trong những dấu hiệu nhận biết cá đang bị sốc nước khi thay nước bể cá.

Cá bị sốc nước khi thay nước cho bể cá
Cá bị sốc nước khi thay nước cho bể cá

Khi cá bị căng thẳng do sốc nước vùng vây lưng, hậu môn và bụng cả cá thường bị túm lại. Trường hợp cá bị sốc nước nặng cá sẽ không kiểm soát được cơ thể của mình. Chúng có thể nổi hẳn lên trên mặt nước hoặc bị chìm xuống dưới đáy bể cá.

Khi phát hiện những dấu hiệu trên bạn cần có biện pháp xử lý kịp thời, nếu không phát hiện sớm tình trạng cá sốc nước thì sức khỏe của cá sẽ trở nên yếu dần và dẫn đến tử vong. 

Tại sao cần kiểm tra nồng độ amoniac, nitrit và nitrat sau khi thay nước?

Nước là môi trường sống của cá, vì thế việc thay nước bể cá là khâu vô cùng quan trọng trong việc nuôi và chăm sóc cá cảnh. Thay nước bể cá giúp môi trường nước luôn sạch và loại bỏ được các chất độc hại không tốt cho cá.

Chính vì thế, sau khi thay nước cho cá bạn cần kiểm tra nồng độ nitrit, nitrat và amoniac có trong bể, nhằm  đảm bảo và duy trì ổn định chất lượng nước trong bể cá. Điều này giúp giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh của cá.

kiểm tra nồng độ amoniac, nitrit và nitrat sau khi thay nước
kiểm tra nồng độ amoniac, nitrit và nitrat sau khi thay nước

Thay nước bể cá cần thực hiện định kỳ và thường xuyên. Điều này giúp ổn định môi trường nước giúp cá luôn khỏe mạnh và bể cá luôn sạch đẹp.

Qua những chia sẻ từ bài viết, hy vọng người chơi cá cảnh có thêm những thông tin hữu ích về việc bao lâu thay nước bể cá một lần và cách thay nước cho cá không chết. 

 

s