Cá dọn bể, hay còn gọi là cá lau kiếng, là một trong những loài cá quen thuộc đối với người chơi bể cảnh. Chúng không chỉ giúp làm sạch bể mà còn được coi là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái bể nuôi. Tuy nhiên, một câu hỏi thú vị và gây tranh cãi là: Cá dọn bể có ăn được không?Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào việc giải đáp câu hỏi trên, đồng thời cung cấp thông tin về giá trị dinh dưỡng, cách chế biến, những lợi ích và cả rủi ro khi sử dụng loài cá này. Nếu bạn đang tò mò về việc liệu cá dọn bể có thể trở thành một món ăn ngon hay không, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc và đặc điểm của cá dọn bể
Cá dọn bể (tên khoa học: Hypostomus plecostomus), thường được gọi là cá lau kiếng tại Việt Nam, là loài cá nhiệt đới có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Chúng được nuôi phổ biến trong các bể cá cảnh nhờ khả năng làm sạch rong rêu và thức ăn thừa.
- Kích thước: Trung bình từ 25-30 cm, nhưng nếu sống trong môi trường tự nhiên hoặc điều kiện nuôi lý tưởng, chúng có thể đạt chiều dài lên đến 70 cm.
- Tập tính: Là loài cá ăn tạp, chúng chủ yếu ăn rong rêu, tảo và thức ăn thừa trong bể.
- Ngoại hình: Thân dài, dẹp với lớp da cứng bao phủ; miệng có hình giác hút đặc trưng giúp chúng bám vào các bề mặt để ăn rong rêu.

Cá dọn bể có ăn được không
Cá dọn bể hoàn toàn có thể ăn được, chứ không như nhiều người nghĩ và kiêng kỵ về loài cá này. Tuy có lớp da dày thô cứng và lượng thịt cá ít nhưng chúng lại đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng, chỉ lưu ý cho những người người có hệ tiêu hoá yếu là không nên ăn loài này.

Vai trò và tác hại từ cá dọn bể mang lại
Từ cá dọn bể chúng ta có thể chế biến thành rất nhiều món ngon và hấp dẫn. Đặc biệt là Tây Nam Bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều món ăn làm từ cá dọn bể như: khô cá lau kiếng, cá lau kiếng hầm nước dừa, cá lau kiếng nướng, lẩu cá lau kiếng nấu măng chua,cá lau kiếng hấp sả,…
Ngoài việc có thể chế biến làm món ngon từ cá lau bể thường thì các loại cá lau bể cảnh lại đem lại giá trị lớn giúp làm sạch và giữ gìn vệ sinh vệ bể cá bởi khả năng ăn rêu tảo có hại trong bể. Là loài có số lượng chủng loại đa dạng và nhiều màu sắc nên khi lựa chọn loại cá dọn bể thích hợp sẽ bể cá trở nên thu hút hơn.

Trái lại với những lợi ích thì chúng cũng tiềm ẩn những rủi ro như khi không để nuôi cá dọn bể chung với các loài cá có kích nhỏ và bơi chậm sẽ làm cản trở khả năng phát triển của các được nuôi chung vì cá dọn bể sẽ hút chất nhờn trên người chúng. Hay ở ngoài tự nhiên, chúng có thể gây mất bằng hệ sinh thái do khả năng sinh sản nhanh, lấn át các loài cá bản địa.
Những lưu ý khi ăn cá dọn bể an toàn và đảm bảo sức khỏe
Để sử dụng cá lau kính ăn toàn thì bạn cần chú ý những điều sau đây:
- Dùng nước sôi để loại bỏ chất nhờn và mùi hôi khó chịu của cá
- Loại bỏ phần vảy cứng để tránh làm xước niêm mạc miệng khi ăn
- Sử dụng các loại gia vị tẩm ướp khử và làm thơm như: ớt, sả, đu đủ, chuối xanh,…
- Chỉ sử dụng trứng khi đã được loại bỏ hết tạp chất và có xuất xứ từ các nguồn uy tín

Những câu hỏi liên quan về đến việc cá dọn bể có ăn được không
Sau đây, Chothuysinh sẽ giải đáp một số thắc mắc giúp các mọi người hiểu rõ hơn về loài cá dọn bể này.

Thịt cá lau bể có độc không?
Thịt cá lau bể không chỉ không chứa độc tố mà chúng trở nên rất ngọn khi được chế biến đúng cách thành những món ăn. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu không nên ăn loài cá ngày có thịt cá từ các nguồn không rõ có khả năng tiềm ẩn độc tố như thủy ngân.

Cá dọn bể ăn gì?
Thức ăn chủ yếu của cá dọn bể là rong, rêu, tảo, chất nhớt trên các bề mặt thực vật hoặc đáy bể. Chính điều này giúp chúng được lựa chọn làm những công nhân vệ sinh bể cá chăm chỉ và hiệu quả.

Trứng cá lau kính ăn được không?
Trứng cá lau kính có thể ăn được khi được chế biến cẩn thận và chúng được biết đến là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Không chỉ trứng cá, thịt cá cũng được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.

Tóm lại cá dọn bể có ăn được không, theo phân tích và đánh giá của các chuyên gia, cá dọn bể không chứa các độc tố nguy hiểm nên bạn có thể yên tâm ăn các món ăn được chế biến từ chúng. Đồng thời, đối với những người có hệ tiêu hóa kém thì không nên ăn loài cá này