Các cách làm sạch gỗ lũa trong bể thủy sinh sao cho đúng?

Trong thú chơi thủy sinh nói riêng và các ngành nội thất trang trí nói chung. Gỗ lũa là thành phần không thể thiếu của bất kỳ hồ thủy sinh nào. Việc lựa chọn trang trí gỗ lũa nào để hợp với cảnh quan, hệ sinh thái của bể là điều khá đau đầu của những người chơi bộ môn “nghệ thuật này”. Và việc xử lý gỗ lũa trước khi cho vào bể thủy sinh cũng quan trọng không kém. Sau đây chothuysinh.com xin trình bày: Các cách làm sạch gỗ lũa trong bể thủy sinh hiệu quả và an toàn nhất dành cho các bạn quan tâm thú chơi thủy sinh này nhé.

>> Xem thêm : Hướng dẫn trang trí bể cá bằng cây giả vừa rẻ vừa đẹp

Nguồn gốc của gỗ lũa

Gỗ lũa thường là phần lõi cứng nhất của cây còn sót lại sau khi chết được ngâm trong nước lâu ngày. Bằng một lý do nào đó mà phần lõi này không bị phân hủy bởi nước hoặc mục ruỗng như: vật chất xenlulô trong gỗ tập trung quá dày đặc hay do nhựa cây lúc còn sống tiết ra khiến cái loại sinh vật phân hủy gỗ không thể làm gì được…

Các loại gỗ lũa

  • Gỗ lũa tự nhiên thường là các lõi gỗ được tìm thấy trong rừng, do năm tháng bào mòn mà hình dạng của các lõi gỗ này trở nên đẹp và độc đáo khác nhau. Các lõi gỗ này có độ bền rất cao và giá thành cũng không hề rẻ.
  • Gỗ lũa nhân tạo là các lõi gỗ lũa được người ta xử lý bằng cách ngâm nước sau đó tạo hình sao cho giống với các gỗ lũa tự nhiên. Lõi gỗ này nhìn sơ qua có thể đẹp, nhưng nếu nhìn kỹ ta sẽ thấy chúng không hoàn toàn tự nhiên. Loại lõi gỗ này có độ bền thấp và giá thành rẻ hơn.

Gỗ lũa 1

Cách làm sạch gỗ lũa trước khi cho vào bể thủy sinh

  1. Luộc gỗ lũa: Việc đun sôi gỗ lũa là điều hết sức quan trọng. Giúp loại bỏ các loại rêu tảo, vi khuẩn, ký sinh bám trong lõi gỗ ( các yếu tố này có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến bể thủy sinh của bạn (có thê gây chết cá và mất cân bằng hệ sinh thái trong hồ). Ngoài ra việc đun sôi gỗ còn giúp các “mắt” gỗ nở to hơn giúp nước dễ dàng thấm sâu vào thân gỗ, giúp gỗ dễ chìm hơn khi cho vào bể thủy sinh của bạn.
  2. Nướng gỗ lũa: Dùng lửa hơ qua các lõi gỗ với nhiệt độ không quá 121 độ C. Cách làm sạch gỗ lũa này giúp loại bỏ triệt để các loại ký sinh, rong rêu cứng đầu trên bề mặt lõi gỗ.
  3. Ngâm gỗ lũa: tiến hành ngâm lõi gỗ trong dung dịch thuốc tẩy 10% trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó cần rửa thật sạch. Tránh các chất hóa học không an toàn với cá.
  4. Ngâm gỗ lũa: Lõi gỗ phải được ngâm trong dung dịch muối ít nhất là 1 tuần. Sau đó ngâm tiếp lõi gỗ đó trong nước từ 2 đến 3 tuần tiếp theo cho các chất hóa học thực sự tan hết.

gỗ lũa 2

Cho gỗ lũa vào bể cá

Cho gỗ lũa vào bể cá

Thường thì các loại gỗ lũa phổ biến hiện nay sau đều khá nhẹ do chưa được “no nước”. Cần một khoảng thời gian nhất định để gỗ có thể ngấm nước và tự chìm. Để gỗ lũa hấp thụ nước dần dần ta có thể cố định gỗ lũa vào đáy bể bằng các phương pháp như sau:

  • Buộc đá vào phần dưới của gỗ lũa hoặc sử dụng đá để chèn vào gỗ lũa không cho gỗ nổi lên.
  • Đục phần dưới của gỗ lũa để nhét các vật thê nặng vào trong thân gỗ sau đó dùng kéo silicon bít lại.
  • Dùng ốc vít gắn các vật nặng vào gỗ lũa.
  • Dùng các loại mút kính dán vào đáy hay thành bể sau đó dùng dây buộc để cố định gỗ lũa.

Lưu ý: Khi lần đầu cho gỗ lũa vào bể thủy sinh các tạp chất và nấm mốc trong gỗ sẽ tan vào trong nước, làm cho nước bể đổi màu đi. Đừng lo lắng hãy thay nước bể thường xuyên hiện tượng này sẽ biến mất.

Kết

Trên đây tôi đã trình bày cách làm sạch gỗ lũa khi cho vào bể thủy sinh. Không đơn giản chỉ là đặt gỗ lũa thẳng vào bể thủy sinh, mà trước tiên lõi gỗ ấy cần phải trải qua khá nhiều công đoạn xử lý cần thiết. Để tránh các tác động xấu tới “hệ sinh thái”. Thú chơi thủy sinh là một công việc đòi hỏi tính kiên trì và tinh tế khá cao. Việc bạn bỏ ra thời gian và tâm huyết bao nhiêu thì hồ thủy sinh của bạn càng đẹp và khỏe bấy nhiêu. Chothuysinh.com xin chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

s