Cây thủy sinh bị vàng lá – Nguyên nhân, cách xử lý & phòng bệnh

Cây thủy sinh bị vàng lá là tình trạng phổ biến mà người nuôi cá cảnh đã từng gặp phải. Lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng khiến bể cá mất đi vẻ đẹp tự nhiên và ảnh hưởng đến sức khỏe của các sinh vật sống trong bể. Vậy nguyên nhân do đâu, cách xử lý nào hiệu quả để giúp cây phục hồi sức khỏe và biện pháp phòng ngừa như thế nào. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Xử lý cây thủy sinh bị vàng lá
Xử lý cây thủy sinh bị vàng lá

Nguyên nhân & cách xử lý khi cây thủy sinh bị vàng lá

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây thủy sinh bị vàng lá và việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn có cách khắc phục hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến: 

Do thiếu ánh sáng 

Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến lá thủy sinh bị vàng. Trong điều kiện thiếu ánh sáng lá cây không quang hợp lá sẽ chuyển dần sang màu vàng và bắt đầu rụng. 

Khi đó, lá sẽ có các triệu chứng như: 

  • Lá có màu vàng nhợt, èo uột. 
  • Lá nhiều ở phần ngọn, thân và phần gốc thưa rõ rệt. 
  • Chồi non và cuống lá yếu không phát triển.
  • Thân và cuống cây bị mục rữa. 
  • Rễ cây kém. 

Cách xử lý: 

  • Bổ sung ánh sáng tự nhiên hoặc chiếu đèn sưởi màu vàng sáng giúp cây tiếp xúc với nguồn ánh sáng giống như ánh sáng mặt trời. Khi đó, cây xảy ra hiện tượng quang hợp, trao đổi chất tốt hơn dẫn tới cây cải thiện tốt và lá sẽ xanh trở lại. 
  • Khi chiếu đèn bạn nên tăng thời lượng chiếu đèn lên từ 10 – 12 tiếng/ ngày. 

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng đèn trang trí để tạo ánh sáng giúp cây luôn được quang hợp. 

Bổ sung ánh sáng cho bể cá
Bổ sung ánh sáng cho bể cá

Do đất thiếu dinh dưỡng 

Khi chất dinh dưỡng trong đất bị cạn kiệt không đủ nuôi cây cũng là nguyên nhân dẫn tới cây thủy sinh bị vàng lá. Đó có thể lá thiếu sắt, thiếu phosphor, calci, magie, đạm…

Ngoài ra, trong đất có chứa một số chất không có lợi cho cây khi cây hút vào sẽ xảy ra hiện tượng sót cây, hỏng lá. 

Cách xử lý: Trước tiên bạn cần tìm hiểu xem loại cây đang trồng là loại gì, hiện tượng thiếu chất gì dẫn tới cây bị vàng lá sau đó mới bổ sung những dinh dưỡng cần thiết giúp cây hồi phục lại. Hay có thể thả thêm một số lợi khuẩn khác để chúng tiêu đi các chất dinh dưỡng không hợp hợp với cây. 

Để đảm bảo không thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn nên tìm hiểu trước giống cây thủy sinh mình trồng sau đó mới làm nền đất. Tránh tình trạng phải thay nền đất gây tốn công, tốn tiền hay là phải thay giống cây. 

Do đất nền thiếu dinh dưỡng 
Do đất nền thiếu dinh dưỡng

Do nhiệt độ 

Nhiệt độ lý tưởng cho cây thủy sinh là từ 22 – 28 oC, khi đó cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, màu sắc đẹp mắt. 

Nếu nhiệt độ trong bể quá cao là nguyên do khiến cây thủy sinh bị vàng lá, điển hình như một số cây Rotala, Ludwigia, Echinodorus…

Khi nhiệt độ trong bể tăng cao, quá trình quang hợp diễn ra nhanh hơn gây mất cân bằng về dinh dưỡng khiến lá cây bị vàng. Đồng thời nhiệt độ cao làm tăng tốc độ bốc hơi nước của cây khiến cây mất nước và lá bị héo úa. 

Cách khắc phục: 

  • Luôn giữ nhiệt độ bể ổn định bằng máy làm mát, quạt hoặc đặt bể tránh ánh nắng mặt trời. 
  • Tăng cường sục khí để cung cấp đủ oxy cho cây và giúp ổn định nhiệt độ nước. 
  • Bổ sung CO2 để cung cấp đủ carbon cho quá trình quang hợp của cây.
  • Thường xuyên cắt tỉa những lá vàng để tránh lây lan bệnh và giúp cây tập trung dinh dưỡng cho những lá mới.

Ngoài ra, mỗi loại cây sẽ có những yêu cầu về nhiệt độ khác nhau, bạn nên tìm hiểu kĩ các loại cây đang nuôi để có cách chăm sóc đồng nhất. 

Lá cây bị già

Lá cây già là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cây thủy sinh bị vàng lá. Đây là một quá trình tự nhiên của cây, khi lá già đi, chúng sẽ dần mất đi khả năng quang hợp và  sự chuyển hóa chất dinh dưỡng, cuối cùng chuyển sang màu vàng rồi rụng.

Cách xử lý rất đơn giản và hiệu quả đó là cắt tỉa và loại bỏ những chiếc lá già giúp cây tập trung dinh dưỡng vào những lá mới. 

Dùng kéo cắt tỉa lá cây bị già 
Dùng kéo cắt tỉa lá cây bị già

Cây thủy sinh bị bệnh 

Khi nước trong bể bị bẩn thường chứa các vi khuẩn, nấm, virus… dẫn tới cây thủy sinh bị nhiễm bệnh. Lá cây sẽ chuyển sang màu vàng lâu dần sẽ lây sang các cây khác. 

Để hạn chế tình trạng này, bạn cần thường xuyên thay nước cho bể, bổ sung các lợi khuẩn cho bể hoặc dùng thuốc trị nấm giúp cây khỏe trở lại. 

Cách phòng ngừa cây thủy sinh bị vàng lá, đốm đen 

Để giảm thiểu trường hợp cây thủy sinh bị vàng lá, bạn cần chuẩn bị một số kiến thức sau đây: 

  • Tìm hiểu môi trường sống của loại giống cây thủy sinh bạn muốn trồng. 
  • Lựa chọn cây thủy sinh chắc khỏe, lá cây tươi xanh, rễ cây dài không thối…
  • Đảm bảo đất nền có đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây, đất nền tươi xốp. 
  • Tham khảo kiến thức trồng và chăm sóc cây thủy sinh. 

Trên đây là những nguyên do và cách xử lý khi cây thủy sinh bị vàng lá. Hy vọng với những chia sẻ từ kinh nghiệm thực chiến của chothuysinh sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích. 

s