Cách nuôi cá cảnh trong chậu thủy tinh nhỏ

Những bể cá cảnh nhỏ, mini luôn có một sức hút nhất định đối với những người yêu thích cá cảnh. Còn gì tuyệt với hơn khi có riêng cho mình một bể cá cảnh để bàn, hàng ngày ngắm cá trong bể bơi lội. Tuy nhiên, với kích thước nhỏ gọn là vậy bạn cũng cần lưu ý các đặc điểm dưới đây nếu muốn nuôi cá cảnh trong chậu thủy tinh nhỏ khỏe mạnh nhé.

bể cá cảnh phong thủy 2

Lựa chọn cá cảnh thích hợp

Trước khi bắt tay vào nuôi cá cảnh, bạn cần phải xác định mình thích loại cá gì và liệu chúng có thích hợp nuôi trong các chậu thủy tinh nhỏ không? Do vấn đề về kích thước cũng như bể cá mini không thể cung cấp các loại bình oxy gắn ngoài. Nên sẽ chỉ có một số loài cá thích hợp để nuôi kiểu này mà thôi.

Cho cá ăn như thế nào?

Nhiều người mới chơi cá cảnh lầm tưởng chúng giống như các sinh vật cảnh ta nuôi hàng ngày khác như ngày sẽ cho ăn 2 lần, không để chúng đói… Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào loại cá cảnh bạn nuôi, nhưng thường đối với các loại cá cảnh được nuôi trong chậu thủy tinh nhỏ sẽ không cần cho ăn quá nhiều. Bạn chỉ nên cho cá ăn khoảng 2 đến 3 ngày 1 lần. Và lượng thức ăn cũng vừa phải, tránh trường hợp cá ăn no quá bị chết hoặc lượng thức ăn dư thừa sẽ làm bẩn lượng nước trong bể.

Các loại thức ăn cho cá thường là thức ăn tổng hợp. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng quá. Thi thoảng vẫn cần bổ sung cho cá các loại thức ăn tươi như: loăng quăng, trùng huyết…vv

Cách thay nước cho bể cá

bể cá độc đáo

Có rất nhiều người hiểu lầm rằng nước trong bể cá càng sạch thì cá càng khỏe mạnh. Do vậy họ rất chăm thay nước thường xuyên cho bể. Nhưng điều này chỉ đúng một phần, thay nước cho bể cá cần phải làm định kỳ để tạo thói quen cho cá. Và cũng không nên thay hoàn toàn lượng nước trong bể (nên để khoảng 20-30% lượng nước còn lại). Do nước mới sẽ dễ khiến cá bị sốc môi trường và việc thay nước trong bể cũng đi đôi với việc giết chết các loại vi sinh vật tốt đấy.

Có một mẹo nhỏ ở đây là: Nếu bạn sử dụng nước máy thì nên xả nước vào chậu đợi qua 24h cho nước bay hết khí flo đi. Sau đó mới tiến hành thay nước cho bể.

Có nên sử dụng các loại máy thổi Oxy?

bể cá tròn

Như tôi đã nói ở trên, ta nên lựa chọn các loại cá không cần bổ sung Oxy ngoài chứ hoàn toàn không nên sử dụng các loại máy thổi Oxy. Việc máy Oxy hoạt động trong môi trường nước diện tích nhỏ như vậy sẽ khiến nước dao động, làm cá mệt, đuối sức hoặc thậm chí làm nước văng tung tóe ra bên ngoài.

Có nên sử dụng lọc cho bể cá không?

Diện tích bể cá nhỏ là vậy, nếu bạn vẫn cố tình nhồi nhét thêm các loại lọc bể cá thông thường thì sẽ rất tốn diện tích. Do vậy bạn cần tìm một phương án thay thế. Tôi có thể gợi ý cho bạn ở đây là nên sử dụng một số loại sỏi, đá dăm cho bể và đan xen thêm một số loại cây thủy sinh nhỏ. Đây là 2 bộ lọc tự nhiên rất tốt dành cho các bể cá mini kiểu này đấy.

Các loại cá nào có thể nuôi trong chậu thủy tinh nhỏ?

Chọn những loài cá có kích thước nhỏ và đặc biệt chịu được môi trường nghèo oxy như: cá betta, cá vàng, cá ngựa vằn…Còn cá bảy màu có 1 số dòng đòi hỏi oxi nhiều, tuy nhiên 1 số loại bảy màu chợ nếu không có máy oxi vẫn sống được, nuôi từ 2 – 4 con thôi. Nếu được thì nên mua lại của các thành viên, của những người nuôi hồ xây mà không sử dụng máy oxi đó, những con nuôi trong môi trường như thế đã có sức khỏe mạnh.

Gợi ý thêm cho bạn về một vài loại cá khác nên nuôi trong bể cá mini

  • Cá đuôi kiếm, các loại cá mún, hòa lan… cũng khá khỏe mạnh, nuôi 1 đến 2 cặp
  • Cá vàng thì 1 cặp nhỏ tí xíu kết hợp với vòi oxi nhẹ trên mặt nước
  • Cá ngựa vằn cũng khá khỏe.
  • Cá bình tích có sức sống tốt thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau

Cá vàng là loài cá ăn và thải phân nhiều nên không thích hợp, Nếu muốn nuôi thì chỉ chọn 1 cặp cá vàng nhỏ tí thôi nhé, và cắm vòi xủi oxi nhẹ trên mặt nước, loài này thì chụi khó thay nước thường xuyên tí, 1 tuần thay nước cỡ 3 đến 4 lần. Và đặc biệt lưu ý là cho ăn ít thôi, 2 ngày cho ăn 1 lần, mỗi lần cho ăn cực ít thôi.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc bài viết: Nuôi cá cảnh trong chậu thủy tinh nhỏ sao cho đúng? Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cá cảnh nhé. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

s