Các loại thức ăn cho cá cảnh

Điều băn khoăn đầu tiên đối với bất kỳ những người nuôi cá cảnh nào sau khi chọn mua mốt giống cá cảnh nào đều là chúng ăn gì? Và thường ngay sau đó bạn sẽ hỏi chủ tiệm rằng loại cá này sẽ sử dụng loại thức ăn này, thức ăn kia… Tuy nhiên không phải chủ cửa hàng nào cũng tư vấn cho bạn một cách nhiệt tình nhất. bởi vậy việc trang bị kiến thức về các loại thức ăn cho cá cảnh là hoàn toàn cần thiết.

thức ăn cho cá cảnh

Đối với phần lớn các loại cá thì trong môi trường tự nhiên chúng sẽ phải tự tìm kiếm nguồn thức ăn. Và không phải lúc nào chúng cũng kiếm được thức ăn, do vậy để thích nghi bắt buộc chúng phải ăn tạp.Vậy nên việc phối hợp nhiều loại thức ăn cho cá là rất cần thiết, nếu bạn không muốn chú cá của mình biếng ăn. Bạn cũng cần phải chú ý xem cá bạn sắp mua có nguồn gốc từ hồ lớn hay được nuôi nhốt trong bể kính từ nhỏ. Sau đó đưa ra một số biện pháp giúp chúng có thể thích nghi dần dần với các loại thức ăn nhân tạo.

Tổng quan về các loại thức ăn cho cá cảnh

Đôi với thức ăn cho cá cảnh ta có thể chia ra làm 2 loại: Thức ăn tươi và thức ăn tổng hợp. Sẽ tùy theo loại cá ta cần phải sử dụng loại nào. Tuy nhiên nếu sử dụng thức ăn tổng hợp thì nhất thiết thi thoảng bổ sung thức ăn tươi thì cá mới khỏe mạnh và phát triển tốt được.

Các loại thức ăn tươi

Tùy theo giống cá khác nhau mà chúng có thể ăn các loại thức ăn tươi khác nhau. Thức ăn tươi cũng chưa hẳn chỉ là động vật mà trong đó cũng bao gồm cả thực vật nữa.

Thức ăn là thực vật

Tại các ao hồ, sông suối, cá ăn các loại rong rêu, rau cỏ, rễ cây, bèo tấm … Loại thức ăn thực vật này có giống ăn nhiều, có giống ăn ít, nhưng chắc chắn cá nào cũng biết ăn. Nuôi trong hồ ta nên cung cấp thức ăn này cho cá như xà lách, rau muống…

xà lách

Thức ăn là động vật

Cung quăng (bọ gậy): Đây là loại thức ăn tươi gần như phổ biến nhất và cũng hợp khẩu vị với nhiều loại cá cảnh nhất. Từ cá vàng, cá bảy màu, cá neon… Để bắt chúng trong tự nhiên cũng không phải khó. Bạn nên tìm tới các khu vực ao hồ, mương rãnh, sau đó sử dụng chiếc vợt làm bằng vải mùng rồi nhanh tay vớt phần cung quăng đang nổi. Để sử dụng thì sau khi bắt về, bạn cần xả sạch chúng với nước bằng cách ngâm chúng trong chậu nước trước khi cho cá ăn.

loăng quăng

Ngoài ra, bạn có thể tự nuôi cung quăng bằng cách sau: bạn chọn một cái lu hoặc khạp rộng miệng một tí có dung tích khoảng 100 lít trở lên là được, đổ đầy khoảng 2/3 nước so với dung tích của vật chứa. Cho vào đó vài xác mía (có thể hỏi xin những xe bán nước mía), một ít lá cây, lõi bắp,.. nhưng không thể thiếu xác mía vì muỗi thích đẻ nơi dịu ngọt như vậy. Sau cùng là đậy hờ miệng bình/ lu lại, chỉ khoảng 24 giờ đồng hồ sau là muỗi sẽ tìm đến và đẻ trứng trong vật chứa, là những trứng cực nhỏ như hạt mùn, màu đen xám và dính lại thành từng cụm như hạt gạo. Sau hai ngày trứng nở và bạn chỉ cần chờ đúng tuần là có thể vớt ra, xả nước sạch và cho cá ăn được rồi, không nên để lâu hơn nữa vì ấu trùng bọ gậy sẽ thành muỗi.

Giun chỉ: Hay còn có cái tên khác là trùng đỏ, có thân hình nhỏ như sợi chỉ, màu đỏ ngắn tầm 3 đến 4 phân. Chúng sống thành từng bầy ở các nơi có dòng chảy mạnh như dưới đáy sông, trong cống hoặc trong những ao tù. Đây là loại thực phẩm rất giàu chất đạm bổ dưỡng cho cá. Nên nếu có cơ hội, bạn cũng nên đi bắt chúng về làm thức ăn cho cá của bạn.

trùn chỉ

Giun đất: Đây là loại động vật quen thuộc, thường được những người mê câu cá tìm kiếm sử dụng làm mồi. Do vậy chúng cũng là thức ăn ưa thích của tất cả các loại cá cảnh. Bạn cũng khá dễ dàng tìm kiếm chúng trong tự nhiên. Chỉ cần tìm tới những chỗ đất ẩm ướt, tươi xốp và đào chúng lên khỏi mặt đất.

giun đất

Cá con: Đối với 1 số loại cá cảnh săn mồi như: Cá rồng, cá la hán, cá tai tượng… chúng sẽ rất ưa thích loại thức ăn này. Bạn chỉ cần ra chợ mua 1 2 lạng cá tép tươi về cho chúng ăn là được.

cá con

Thức ăn tổng hợp

thức ăn cho cá cảnh

Đây là loại thức ăn được chế biến sẵn để phù hợp với một số loại cá. Được quảng cáo là có một số tác dụng như: Phòng bệnh cho cá, khiến cá lên màu… Loại thức ăn này rất phù hợp đối với những người có ít thời gian chăm sóc cá. Tuy nhiên nếu muốn cá chấp nhận thức ăn tổng hợp thì cần phải luyện tập cho cá quen dần với thức ăn này. Nhưng dù thế nào bạn cũng cần phải đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn tươi nếu muốn cá khỏe mạnh nhé.

Lưu ý khi sử dụng thức ăn cho cá cảnh

Đối với những bể cá cảnh có nuôi các loại cây thủy sinh thì bạn nên để ý hàm lượng Co2 trong nước hoặc bạn thạm khảo qua bài viết này: http://edu.bashgmu.ru/blog/index.php?userid=49660. Việc bổ sung thức ăn cho cá thừa thãi sẽ góp phần làm tăng hàm lượng Co2. Và nhất là bạn cũng đang sử dụng Co2 cho cây thủy sinh thì lượng Co2 thừa thãi này là hoàn toàn không tốt chút nào.

Để có một bể cá cảnh đẹp xin hãy truy cập vào website chúng tôi: http://bit.ly/2Pod6c8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

s