Cách làm hồ thủy sinh mini

Cũng giống như các bể cá cảnh mini, hồ thủy sinh mini được những người chơi thủy sinh gần đây cực kỳ ưa chuộng do tính chất nhỏ gọn có thể đặt trang trí đa dạng ở nhiều không gian khác nhau. Mặc dù vậy khác với những bể thủy sinh thông thường, bể thủy sinh mini sẽ khó có thể trang bị đầy đủ bộ lọc, cũng như hệ thống cung cấp Co2. Do vậy cần phải tìm hiểu kỹ cách làm hồ thủy sinh mini trước khi bạn quyết định chơi thủy sinh nhé.

bể thủy sinh mini

Lựa chọn bể thủy sinh

bể thủy sinh mini

Trang bị bể cá là điều chắc chắn bạn nên làm đầu tiên nếu muốn nuôi cá hay thủy sinh. Các mặt hàng bể thủy sinh mini trên thị trường hiện nay rất đa dạng để bạn lựa chọn như: Bể thủy sinh mini hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn… Bạn nên tham khảo sơ qua và thử tưởng tượng xem nên sử dụng bể thủy sinh loại nào cho phù hợp với không gian bạn cần trang trí nhé.

Tạo lớp nền cho bể

trộn đất nền

Lớp nền là khu vực vô cùng quan trọng đối với bất kỳ bể thủy sinh nào. Đây là nơi trực tiếp cung cấp các chất dinh dưỡng và cố định cây trong bể. Do vậy nếu muốn có một bể thủy sinh phát triển tươi tốt, khỏe mạnh thì cần phải hết sức chú ý khi tạo lớp nền cho bể. Cách làm lớp nền như sau:

Đầu tiên bạn trải một lớp cát sỏi ở phần đáy hồ giúp cố định cây và không làm cây bị thối rễ.

Tiếp đó trải đều một lớp phân vi sinh nhả chậm và không tan trong nước. Đây chính là lớp dinh dưỡng chính giúp cây cảnh phát triển xanh tốt.

Cuối cùng bạn trải thêm một lớp đá sỏi lên trên cùng của lớp nền. Bạn cũng có thể sắp xếp các viên sỏi sao cho hợp thẩm mỹ. Lớp sỏi này cũng sẽ giúp cây thủy sinh thêm phần vững trắc trong quá trình phát triển.

Lựa chọn cây thủy sinh phù hợp với bể thủy sinh mini

bán cây thủy sinh giá rẻ hà nội

Như tôi đã nói ở trên, cây trồng trong bể thủy sinh mini sẽ khác với các bể thủy sinh thường. Do hạn chế về kích thước bể, bạn cần phải tìm những cây thủy sinh dễ sống, không cần cung cấp khí Co2 bên ngoài. Dưới đây là danh sách một số cây thủy sinh giúp bạn tham khảo:

Cây rêu Java

Còn được biết đến với tên Rêu Cá Đẻ là loại rêu thông dụng nhất để làm trang trí cho hồ thủy sinh. Rêu rất dễ sống, phát triển mạnh mẽ và không cần cầu kỳ về nhiều điều kiện khác nhau nên rêu Java rất dễ trồng. rêu Java có thể phát triển được với ánh sáng thấp và thậm chí ánh sáng cường độ cao vẫn chịu nổi. Nhiệt độ của rêu Java có thể chịu đựng được khi hồ cá lên tới 30 độ C. Ngoài ra như tên gọi, rêu Java còn là địa điểm lý tưởng để loài cá đẻ trừng, bởi những lý do trên rêu Java hoàn toàn phù hợp với người mới chơi thủy sinh.

Cây dương xỉ thường

cây dương sỉ

Dương xỉ thường là loại cây rất dễ trồng với sức sống mạnh mẽ và màu sắc khá đẹp. Thường được tìm thấy rộng rãi ở các vùng nhiệt đớn Châu Á, cây có thể sống ở nơi ánh sáng cao hoặc thấp, cây cũng không cần hàm lượng dinh dưỡng cao và cần thêm Co2. Cây hoàn toàn có thể xuất hiện ở bất cứ khu vực nào trên hồ thủy sinh từ. Từ tiền cảnh, trung cảnh tới hậu cảnh.

Cây la hán xanh

Cây la hán xanh là một loại cây dễ trồng và đẹp. Thường được bắt gặp ở các hồ thủy sinh ở vị trí trung cảnh hoặc hậu cảnh. Cây thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới tại Châu Mĩ, hoặc Châu Á. Ở điều kiện thường cây có hình dạng mọc thẳng, nhưng nếu ở môi trường ánh sáng cao cây thường phát triển rất nhanh và có hình dạng nằm bò. Cây cũng không cần phải bổ sung lượng Co2 ở ngoài.

Tiến hành trồng cây trong bể

trồng cây thủy sinh

Sau khi lựa chọn được loại cây thủy sinh thích hợp. Bạn tiến hành trồng cây thủy sinh trong bể. Có một mẹo nhỏ là bạn có thể sử dụng các sợi cước trong suốt sau đó cố định cây thủy sinh vào những viên sỏi. Điều này sẽ giúp cây không bị nổi lên trong khoảng thời gian mới cho vào bể.

Cho nước vào bể thủy sinh

chăm sóc bể thủy sinh

Trong quá trình cho nước vào bể, hãy tiến hành một cách nhẹ nhàng để tránh tình trạng dòng chảy sẽ làm hư lớp nền sỏi trên bề mặt đáy bể. Đồng thời, điều này cũng có thể khiến cho nước trong bể thủy sinh trở nên đục và không còn đẹp mắt.

Tiến hành thả cá

cá rồng bin nhím

Cá nuôi trong các bể thủy sinh sẽ rất khác so với cá ở bể cá cảnh thông thường. Bạn cần chọn lọc kỹ xem giống cá bạn nuôi có phá phách cây thủy sinh không? Nếu đã lựa chọn được loài cá muốn nuôi thì bạn cũng nên đợi từ 7-10 ngày sau khi cho nước vào bể rồi mới thả cá. Lý do ở đây là sau khoảng thời gian ấy môi trường trong bể sẽ bắt đầu ổn định và không khiến cá bị sốc.

Một số hình ảnh bể thủy sinh mini cực đẹp

bể thủy sinh mini

bể thủy sinh mini

bể thủy sinh mini

bể thủy sinh mini

bể thủy sinh mini

bể thủy sinh mini

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

s