Bể cá thủy sinh không chỉ là nơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng mà còn là nơi tạo không khí thiên nhiên cho ngôi nhà của bạn. Chính vì thế, việc giữ môi trường nước tốt và sạch sẽ là nguyên tắc mà bất kì người nuôi cá cảnh nào cũng cần thực hiện.
Để môi trường nước luôn trong sạch thì việc lắp máy lọc nước là phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên, không phải người chơi cá cảnh nào cũng biết cách lắp đặt máy lọc nước như thế nào? Bài viết dưới đây chothuysinh sẽ chia sẻ cách lắp máy lọc nước hồ cá chuẩn xác nhất.
Máy lọc nước hồ cá là gì?
Máy lọc nước hồ cá hay còn gọi là máy lọc bể cá, máy bơm lọc bể cá hay thiết bị xử lý nước bể cá…Nhìn chung, nhờ có công nghệ lọc được trang bị trong máy nên đây là thiết bị hỗ trợ làm sạch nước trong bể cá hay hồ thủy sinh.
Khi lắp đặt máy lọc nước hồ cá sẽ giúp loại bỏ các chất thải, thức ăn thừa của các vi sinh vật, cùng với bụi bẩn và các tạp chất khác trong bể cá. Máy lọc nước bể cá làm nước trong bể cá luôn sạch và trong giúp tăng cường oxy giúp cá và các sinh vật trong hồ cá đạt điều kiện sống lý tưởng nhất.
Chính vì thế, trong quá trình nuôi cá cảnh máy lọc nước hồ cá là vật dụng vô cùng quan trọng trong quy trình nuôi cá cảnh.
Cấu tạo của máy lọc nước hồ cá
Máy lọc nước hồ cá với hệ thống lọc hoạt động theo 5 giai đoạn bao gồm: hút – đẩy – xả – lọc – chống tràn. Tương ứng với 5 giai đoạn trong nguyên lý hoạt động thì một hệ thống lọc về cơ bản cần có các bộ phận sau:
- Hệ thống hút
Hệ thống hút thường được đặt ở phần dưới cùng của đáy bể, với chức năng chính là hút và loại bỏ các chất bẩn và cặn bã dưới đáy và trên mặt hồ, nhằm đảm bảo vệ sinh hồ cá luôn sạch.
Ở trên mặt bể bộ phận hút được gọi là Skimmer, với nhiệm vụ chính là thu nước trên mặt bể rồi đưa về bộ lọc. Còn ở dưới đáy bể, bộ phận hút sẽ thu nước rồi đưa về ngăn lắng của bộ lọc
- Hệ thống lọc
Hệ thống lọc của máy lọc nước hồ cá gồm có bộ lọc tinh và bộ lọc thô. Thiết bị này được đặt ở nhiều vị trí, đây cũng là trung tâm hoạt động của toàn bộ hệ thống lọc.
Thông thường trong khoang lọc sẽ có các tấm Jmat để giữ lại các cặn bã và chất bẩn. Hạt bio được sử dụng như miếng hút các chất bẩn cũng như các sinh vật gây hại vào bên trong
- Hệ thống đèn UVC
Ở một số máy lọc bể cá sẽ có thêm hệ thống đèn UVC giúp diệt rong rêu, tảo và các vi khuẩn vô cùng hiệu quả.
- Hệ thống đẩy
Hệ thống đẩy với chức năng chính là tạo luồng nước và đẩy nước cho cá, giúp cung cấp thêm oxy để cá hô hấp. Hệ thống đẩy giúp nước trong bể được lọc sạch, hoặc cũng có thể đẩy nước lên cao như thác.
- Hệ thống xả
Sau khi các chất bẩn, rong rêu trong hồ được loại bỏ thì những chất bẩn này sẽ được đưa ra ngoài. Hệ thống xả của máy lọc nước hồ cá sẽ đưa các chất cần loại bỏ cũng như nước bẩn trong khoang lọc ra ngoài.
- Hệ thống chống tràn
Hệ thống chống tràn của máy lọc nước hồ cá có nhiệm vụ điều tiết lượng nước và hạn chế tràn nước trong bể cá.
Các loại máy lọc nước hồ cá phổ biến
Trang bị máy lọc nước cho bể cá giúp nước trong bể luôn trong và sạch, tạo môi trường tốt cho cá. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy lọc được đặt trong lòng hồ hoặc treo cố định bên ngoài. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí lắp đặt mà người chơi cá cảnh có thể lựa chọn máy lọc có công suất và lưu lượng nước phù hợp với bể cá.
Bộ lọc thác
Lọc thác được sử dụng khá phổ biến bởi dễ sử dụng và được trang bị hệ thống lọc đáp ứng đủ yêu cầu cơ bản của bể cá: sinh học, hóa học, sinh học tiêu chuẩn.
Máy lọc có mẫu mã đẹp và dễ sử dụng, việc lắp đặt cũng dễ dàng nên được nhiều người chơi cá cảnh lựa chọn. Mô hình của máy lọc giúp làm sạch bể cá hút nhả theo dạng thác nước.
Máy lọc được treo trực tiếp vào mặt bên hoặc vào thành của bể cá, rồi hút nước từ bể cá lên thông qua ống siphon. Các máy lọc thác mới sẽ có bánh xe vi sinh được đi kèm với một bộ lọc vi sinh hoặc miếng lọc vi sinh.
Nguyên tắc hoạt động:
Nước được hút từ bể cá thông qua các ống siphon và đưa vào máy lọc.
Lớp lọc thứ nhất: Các chất bẩn trong nước được giữ lại ở bước lọc thứ nhất này, quá trình lọc cơ học diễn ra khi nước được đi qua nệm lọc hay các thiết bị lọc.
Lớp lọc thứ 2: Quá trình lọc hóa học diễn ra khi nước chảy qua lớp carbon giúp loại bỏ các chất hóa học và độc tố có trong nước.
Lớp lọc thứ 3: Lớp lọc sinh học này diễn ra bên trong lớp vi sinh. Qua lớp lọc này sẽ tạo ra lượng lớn các vi khuẩn có lợi, đây là nhân tố quan trong trong lọc sinh học giúp khử các khí độc có trong nước.
Bộ lọc đáy
Lọc đáy là máy lọc được đặt ở vị trí dưới đáy hồ giúp loại bỏ các thức ăn dư thừa, chất cặn bẩn cũng như các tạp chất. Lọc đáy giúp ổn định môi trường sống và duy trì lượng nước trong bể. Cách lọc này thường được sử dụng phù hợp cho các bể cá mini, bể thủy sinh không nên dùng lọc đáy bởi lớp phân nền sẽ bị hút vào máy lọc đáy.
Nguyên tắc hoạt động:
Lọc đáy hoạt động theo nguyên tắc nước được hút vào máy lọc thông qua lớp nền rồi đi lên các ống nước để trở lại bể cá. Người chơi cá cảnh có thể dùng máy sục khí và cục sủi hay máy bơm hút đáy bể cá gắn bên ngoài để hút nước.
Lớp lọc thứ nhất: Lớp lọc cơ học diễn ra khi nước đi qua sỏi lọc và giữ lại các chất cặn cũng như các hạt li ti trong nước.
Lớp lọc thứ 2: Quá trình lọc sinh học sẽ diễn ra ở lớp sỏi lọc. Lọc sinh học xảy ra giới hạn vì dưới đáy bể không tiếp xúc được nhiều oxy như trên bề mặt nước khi vi khuẩn không thể hoạt động mạnh. Đây cũng là một nhược điểm của lọc sinh học.
Lọc đáy có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự tích tụ của các chất cặn gây hại, giúp đáy bể luôn sạch sẽ và duy trì môi trường sống trong lành cho cá cũng như các sinh vật trong bể.
Việc đều đặn thực hiện lọc đáy cũng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn và tảo có thể gây hại cho cá.
Bộ lọc thùng
Lọc thùng là hệ thống lọc dạng thùng kín đặt ngoài hồ, được sử dụng trong các bể cá thủy sinh và hồ cá nước ngọt. Máy lọc thùng giúp loại bỏ các chất bẩn và bụi bẩn dưới đáy hồ, đồng thời tạo dòng chảy tốt cho bể cá.
Lọc thùng sử dụng cho bể cá thủy sinh từ 150l trở lên và đáp ứng đủ các yêu cầu nuôi cá nước ngọt hay cá cảnh biển nên được người chơi thủy sinh rất ưa chuộng. Nhờ kích thước lớn nên các thiết bị lọc cũng xử lý lượng nước lớn trong thời gian ngắn, đồng thời cơ chế lọc cơ học, hóa học và sinh học được tối ưu hơn so với máy lọc thác.
Nguyên tắc hoạt động:
Máy lọc thùng có 2 đường ống dẫn nước đi ra và đi vào bể cá. Nước được hút từ ống siphon vào thùng lọc rồi đi xuống dưới đáy hồ. Sau đó nước đi lên qua các thiết bị lọc và hút ra ngoài thông qua đường ống khác để đưa nước quay trở lại hồ.
Lớp lọc thứ nhất: Lớp lọc cơ học diễn ra khi áp lực nước tăng lên nước sẽ đi qua các vật liệu lọc, cùng với đó các chất bẩn và các hạt nhỏ li ti cũng sẽ được bẫy tại đây.
Lớp lọc thứ 2: Lớp lọc hóa học sẽ diễn ra khi nước đi qua các vật liệu lọc bằng carbon. Thùng lọc có cơ chế lọc hóa học tốt hơn các loại lọc khác bởi được trang bị vật liệu lọc tốt.
Lớp lọc thứ 3: Lớp lọc sinh học diễn ra ở giai đoạn cuối khi nước đi qua lớp lọc vi sinh để cho các vi khuẩn hấp thu và chuyển hóa các chất độc hại có trong nước.
Lọc thùng là hệ thống lọc chuyên nghiệp được người chơi cá cảnh sử dụng trong các bể cá thủy sinh bà các hồ cá nước ngọt. Đây là phương tiện lọc hiệu quả giúp bể cá có môi trường tốt để cá và các sinh vật phát triển.
Hướng dẫn cách lắp máy lọc nước hồ cá
Mọi người thường bỏ qua bước mồi nước vào máy bơm đúng cách trong cách đặt máy lọc bể cá. Việc mồi nước vào máy bơm sẽ giúp bộ lọc hoạt động được lâu và ở mức tối ưu nhất.
Mọi người thường bỏ qua bước mồi nước vào máy bơm đúng cách trong cách đặt máy lọc bể cá. Việc mồi nước vào máy bơm sẽ giúp bộ lọc hoạt động được lâu và ở mức tối ưu nhất.
Dưới đây là 3 bước cơ bản trong cách lắp máy lọc nước hồ cá.
Bước 1: Làm sạch hệ thống lọc đầu tiên
Trước khi lắp các bộ phận của máy lọc nước bể cá bạn cần rửa sạch tất cả các bộ phận của máy lọc.
Bước 2: Lắp đặt bộ lọc
Khi lắp các bộ lọc cần tuân thủ đúng các bước hướng dẫn đi kèm với bộ lọc.
Ví dụ: Hệ thống lọc cần lắp đặt đúng vị trí của các bộ phận, bộ lọc được đặt dưới lớp sỏi hoặc được gắn vào mặt sau của bể cá.
Bước 3: Mồi nước
Động cơ máy lọc nước bể cá có thể bị cháy nếu bạn khởi động mà không mồi nước. Vì thế, trước khi khởi động máy lọc nước bể cá bạn cần đảm bảo rằng máy đã được mồi nước. Có một số bể lọc đã được đính kèm nút mồi, nhưng có những máy lọc không có thì bạn nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Mồi nước vào máy lọc nước bể cá bạn chỉ cần làm đầy nước bằng cách sử dụng ống hút hoặc đổ nước trực tiếp vào máy bơm.
Những lưu ý khi sử dụng máy lọc nước hồ cá
Đối với những người chơi cá cảnh máy lọc nước hồ cá là một trong những vật dụng không thể thiếu. Nhưng có nhiều người dù đã lắp đặt máy lọc nước bể cá nhưng hệ thống lọc nước lại bị lắp đặt không đúng vị trí, không phù hợp với bể cá, không đủ thiết bị lọc…
Những điều này đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của cá và các loài thủy sinh. Chính vì thế, khi lắp đặt máy lọc nước bể cá người chơi cá cảnh cần tìm hiểu về chức năng và các lưu ý khi lắp máy lọc nước.
Tìm hiểu chức năng của máy lọc nước hồ cá
Trước khi mua máy lọc nước bể cá bạn nên tìm hiểu kỹ các chức năng của máy lọc bạn định chọn mua. Về cơ bản máy lọc nước bể cá cần đáp ứng đủ 3 yêu cầu cơ bản: cơ học, hóa học và sinh học.
Cơ học: Quá trình lọc nước máy cần loại bỏ hoàn toàn các mảnh vụn cũng như rác bẩn ra khỏi nước. Điều này giúp nước trong, sạch giúp cá có sức khỏe ổn định và bể cá có tính thẩm mỹ cao.
Hóa học: Có nhiều hóa chất trong nước ảnh hưởng đến sức khỏe của cá như: đồng, clo.. Nên quá trình hóa học của máy lọc nước bể cá diễn ra sẽ loại bỏ các chất độc hại và giúp nước bể cá trong sạch hơn.
Sinh học: Quá trình sinh học của máy lọc nước bể cá diễn ra giúp bài tiết các chất thải, amoniac. Lượng amoniac nếu không được loại bỏ sẽ gây hại cho cá và các sinh vật.
Hiện nay, có nhiều loại máy lọc nước bể cá có nhiều công nghệ và chức năng hơn. Nhưng về cơ bản vẫn cần đáp ứng đủ 3 yếu tố trên và cần phù hợp với bể cá của bạn để mang lại hiệu quả tối ưu cho nguồn nước cũng như sức khỏe của các loài cá trong bể.
Các lưu ý khi lắp máy lọc nước hồ cá
Khi lắp đặt máy lọc nước bể cá ngoài việc làm theo các bước của nhà sản xuất thì bạn không được bỏ qua bước mồi nước trước khi khởi động máy bơm nước. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các loài cá và các sinh vật trong bể cá mà còn ảnh hưởng đến kinh tế của bạn. Chính vì vậy, cần thực hiện đúng quy trình để mang lại sự ổn và đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Thường xuyên thay lớp lọc nước
Việc thay lớp lọc đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường nước cho các loài cá và sinh vật trong bể cá thủy sinh. Tùy thuộc vào bộ lọc bạn đang sử dụng, số lượng cá trong bể và kích thước của bể cá mà bạn có thể ước lượng thời gian thay lớp lọc.
Với những bể cá lớn nhưng số lượng cá ít thì bạn không cần thay lớp lọc thường xuyên, mà bạn cần duy trì sự ổn định và cân bằng của nước trong bể cá.
Ngoài ra cũng có cách để kiểm tra xem có nên thay lớp lọc hay không. Đó là sử dụng bộ dụng cụ đo lượng amoniac và nitrat trong nước để đảm bảo về mặt hóa học. Mức lý tưởng nếu không bằng 0 hoặc gần bằng 0 thì lúc đó bạn cần thay thế bộ lọc.
Để bể cá có môi trường nước trong và đẹp thì phương án tối ưu mà bất kì người chơi cá cảnh nào cũng cần thực hiện đó là cách lắp máy lọc nước hồ cá. Bài viết trên đây đã chia sẻ về cách lắp máy lọc bể cá, giúp những người chơi cá cảnh có thêm các kiến thức trong việc trang bị cho hồ cá của mình.