Cách xử lý bể cá mới hiệu quả

bể cá rồng 2

Nuôi cá cảnh là một quá trình gồm rất nhiều công đoạn và hao tổn tâm huyết cũng như tiền bạc của người chơi. Tuy nhiên cũng giống như bao thú chơi khác việc bạn bỏ ra nhiều công sức như vậy thì kết quả đạt được sẽ càng viên mãn hơn. Còn điều gì thú vị bằng khi trải qua một ngày dài làm việc mệt mỏi, ngồi thư giãn, ngắm những chú cá tung tăng bơi lội do chính tay mình chăm sóc hàng ngày? Tuy nhiên nói thì đơn giản là vậy, để chăm sóc cá bạn phải hiểu rõ mình đang nuôi loài cá nào? Trồng cây thủy sinh gì? Và điều tuy khó mà cũng rất dễ đối với người mới cũng như người đã từng chơi cá cảnh là cách xử lý bể cá mới thế nào? Tuy nhiên do tính chủ quan hoặc thiếu kiến thức, nhiều trường hợp khi lắp đặt bể cá cảnh không đúng kỹ thuật dẫn đến cá bệnh, yếu hoặc thậm chí là chết cá. Do vậy mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây để tránh những hậu quả không đáng có nhé.

Những vấn đề thường gặp khi thay bể cá mới

bể cá bị mờ

Cá cảnh có dấu hiệu yếu đi hoặc bị chết: Đây là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với người nuôi cá cảnh. Thường nguyên nhân gây ra là do keo dán bể cá và các chất hóa học bị lưu lại ở bể trong quá trình làm bể cá. Ngoài ra vấn đề thay đổi môi trường nước đột ngột cũng sẽ dẫn tới hiện tượng này.

Cây thủy sinh bị chết: Nếu thay đổi bể kính, bạn bắt buộc phải thay lớp đất nền của bể. Do vậy các cây thủy sinh được trồng mới vào sẽ khó thích nghi được luôn với môi trường. Ngoài ra rễ cây cũng cần thời gian mới có thể phát triển và hút chất dinh dưỡng nuôi cây.

Hiện tượng bể kính bị mờ, rêu tảo phát triển quá đà: Điều này hầu như sẽ bắt gặp ở tất cả các bể cá mới. Nguyên nhân chính là do khi bạn setup 1 bể cá mới, các chất dinh dưỡng trong bể có quá nhiều. Các vi sinh vật tốt cho bể lại chưa kịp phát triển nên đây là thời cơ lý tưởng để rêu tảo hại phát triển.

Cách xử lý bể cá mới

Để xử lý đúng kỹ thuật một bể cá mới setup bạn làm theo các bước dưới đây:

Bước 1. Kiểm tra chất lượng bể cá:

Khi mua bể cá, bạn cần quan sát kỹ hình thức xem bể có bị sứt mẻ chỗ nào không? Sau đó tiến hành kiểm tra các mối nối, các khu vực keo dán xem keo có đều và chất lượng bám dính của chúng ra sao?

Sau khi mua về nhà, bạn cần thử nghiệm xem bể có kín hay không bằng cách: Đổ đầy nước vào bể, nếu không thấy nước rò rỉ bạn hãy cứ để vậy trong vòng 3 4h rồi sau đó kiểm tra lại. Nếu bể hoàn toàn không có nước chảy ra thì bạn an tâm chuyển sang bước 2 (có 1 mẹo nhỏ là bạn hãy sử dụng loại khăn giấy đa năng, lau xung quanh bể. Nếu khăn không ướt thì bạn hoàn toàn yên tâm)

Bước 2. Xử lý độc, mùi trong bể cá mới:

Có khá nhiều cách để xử lý vấn đề này, tuy nhiên bể cá hoàng gia xin đưa ra 2 cách mà tôi thấy hiệu quả nhất:

Cách 1: Sử dụng Muối

Sử dụng muối ăn xử lý bể cá

Đây là cách rất đơn giản và hiệu quả. Bạn chỉ cần xả đầy nước vào bể, sau đó sử dụng từ 2 đến 3 kg muối tùy thuộc theo kích thước bể ( nhớ là sử dụng loại muối tinh chứ không phải loại muối Iot nhé) đổ trực tiếp vào trong bể và khoắng đều cho muối tan ra.

Tiếp đó bạn đợi từ 2 đến 3 ngày rồi xả hết nước muối ra. Sau đó lại đổ đầy nước vào bể rồi tiến hành ngâm thêm 1 ngày nữa để khử chất mặn có trong bể. ( Có thể dùng miệng để thử xem nước đã hết mặn chưa, nếu chưa bạn lặp lại bước này 1 lần nữa.

Tác dụng của cách sử dụng muối này sẽ khử sạch các chất độc, chất hóa học cũng như tiêu diệt các loại rêu, vi khuẩn có hại trong bể.

Cách 2: Sử dụng thân cây chuối

Xử lý bể cá bằng thân chuối

Như bạn đã biết, chuối là loài cây hút nước rất tốt. Cấu tạo của thân chuối cũng là một bộ lọc nước tự nhiên rất hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lựa chọn những thân cây chuối khỏe mạnh, bỏ gốc và lá đi. Sau đó cắt thân chuôi thành từng khúc cỡ 10-15cm (tách bỏ phần bẹ riêng biệt) rồi thả trực tiếp vào bể cá đầy nước.

Tiến hành ngâm thân chuối như vậy từ 3 đến 4 ngày để thân chuối hập thụ hết các chất độc có trong bể sau đó vớt thân cây chuối lên. Nếu cảm thấy chưa an tâm thì bạn có thể sử dụng thêm cách 1 ở trên.

Xem thêm: Cách chăm sóc cây dương xỉ trồng trong nước tại đây: http://edu.bashgmu.ru/blog/index.php?userid=49660 

6 mẹo nuôi cá trong giai đoạn đầu cực hiệu quả

cọ kính bằng dao cạo

Mẹo 1: Đầu từ một hệ thống lọc thật tốt cho bể. Do nước sạch hay không là điều mấu chốt giúp cá khỏe mạnh.

Mẹo 2:Thời gian bật lọc là 24/24. Thay nước 30% trong 2-3 ngày 1 lần, duy trì đến khi bể ổn định. Đến giai đoạn ổn định, thậm chí vài tháng không cần thay nước, chỉ cần châm thêm nước đã bốc hơi

Mẹo 3: Thời gian bật đèn và Co2 là từ 8 đến 10 tiếng.

Mẹo 4: Khi thấy cây bắt đầu bị bám tảo nâu và không xanh mướt thì tắt bớt 1/2 số bóng đèn, giảm thời gian chiếu sáng xuống còn 4 – 6 tiếng một ngày, đồng thời thay nước với tần suất cao (1 ngày thay 50%)

Mẹo 5: Thả tép và các loại cá ăn rêu số lượng lớn. Với bể 1 mét nên thả tầm 100 con tép để chúng dễ dàng sinh sản ra 1 đàn tép đủ để kiềm chế và ăn sạch sẽ tảo nâu, các loại rêu khi mới manh nhanh phát triển. Có thể thả ít trước, nếu thấy rêu hại phát triển nhanh hơn khả năng ăn của tép thì nên tăng số lượng tép. Tép cảnh ăn rêu tảo lợi hại hơn bất cứ loại cá ăn rêu nào.

Mẹo 6: Tép sẽ không ăn được rêu bám thành kính. Nhưng rất may mắn là chỉ cần dao cạo rêu inox không gỉ hoặc thậm chí là mút, bạn sẽ dễ dàng cạo sạch thành kính. Nên cạo hàng ngày để bể luôn sạch sẽ và trong vắt.

Trên đây bể cá hoàng gia đã trình bày xong bài viết cách xử lý bể cá mới hiệu quả. Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn trang bị thêm những kiến thức quý giá trong quá trình nuôi cá cảnh nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

s