10+ Cách nuôi cá ngoài trời không cần lọc giữ nước luôn sạch

Nuôi cá ngoài trời đang là thú vui của nhiều người nhưng lại không biết cách làm sao tạo ra một môi trường sống sạch sẽ. Sử dụng bể lọc ngoài trời thì lại phức tạp và tốn nhiều kinh phí. Vậy làm thế nào để nuôi cá ngoài trời không cần lọc mà vẫn đảm bảo cá sinh trưởng khỏe mạnh. Trong bài viết này hãy để chợ thủy sinh chia sẻ đến bạn các cách hữu ích nhé!

Vai trò của hệ thống lọc

Hệ thống lọc có vai trò hết sức quan trọng trong việc loại bỏ, lọc sạch các chất cặn bẩn giúp nước trở nên trong và sạch hơn. Đồng thời, hệ thống lọc còn cung cấp nơi sống cho các vi sinh có lợi. 

Cá thải ra chất thải, thức ăn thừa và các chất hữu cơ khác, lâu dần chúng sẽ tích tụ lại. Khi chất thải hữu cơ phân hủy tạo ra một lượng chất độc gây hại cho cá, lượng chất thải hữu cơ càng nhiều thì chất độc sinh ra càng nhiều. Từ đó ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của chúng. 

Hệ thống lọc có vai trò gì?
Hệ thống lọc có vai trò gì?

Chất thải hữu cơ khi phân hủy tạo ra ammonia. Khi bổ sung vi sinh có lợi giúp chuyển hóa ammonia thành nitrite sau đó từ nitrite thành nitrate (chất không gây hại cho cá ở số lượng nhỏ). Bạn thay nước hoặc nuôi cây thủy sinh để chúng hấp thu chất nitrite để tạo ra natri. 

Hệ thống lọc khi hoạt động sẽ tạo ra chuyển động mặt nước tạo ra lượng oxy dồi dào. Mặt nước càng động lượng oxy càng lớn từ đó cá càng khỏe mạnh. 

Cách nuôi cá ngoài trời không cần lọc 

Dưới đây là tổng hợp các cách để nuôi cá ngoài trời không cần lọc: 

Vệ sinh hồ cá

Đây là cách đầu tiên và cần thực hiện thường xuyên để giúp hồ cá ngoài trời luôn sạch sẽ. Bạn dùng vợt vớt hết các lá cây, rong rêu, tạp chất… trôi lơ lửng trên mặt nước giúp cá sinh trưởng tốt hơn. 

Vệ sinh hồ cá
Vệ sinh hồ cá

Nuôi cá số lượng ít 

Số lượng cá trong hồ ít tương đương với lượng chất thải tạo ra ít từ đó quá trình phân hủy diễn ra chậm lại nước sẽ ít bị đục bẩn, chất độc sẽ giảm dần. 

Số lượng cá phù hợp với kích thước bể sẽ cung cấp đầy đủ không gian, nước sạch cho chúng phát triển. 

Khi cá trong bể chết dần đó là dấu hiệu nhận biết bạn cần phải giảm số lượng cá đi. 

Giảm lượng thức ăn 

Cho cá ăn ít đi cũng có nghĩa với việc cá thải ít đi. Đồng thời, giảm lượng thức ăn cũng là cách gián tiếp để xử lý chất nitrate có trong nước. Khi cho chúng ăn bạn nên cho một lượng vừa đủ để cá ăn hết trong vòng 2 – 5 phút nếu còn thừa bạn có thể dùng vợt vớt ra. 

Bạn chỉ cần cho cá ăn một ngày một lần hoặc thậm chí hai ngày một lần nếu không thấy chúng có dấu hiệu cá bị đói hay gầy đi. 

Nuôi nhiều cá dọn bể

Nuôi cá dọn bể hay cá chuột là một cách hữu dụng để nước trong bể sạch hơn. Cá dọn bể có nhiệm vụ chính là làm sạch các chất thải và tàn dư hữu cơ có trong nước. Cá dọn bể có thể ăn các tảo, rong rêu, thức ăn thừa và phần mục đục của các cây thủy sinh. Khi ăn cá dọn bể sẽ làm sạch các bề mặt vật liệu và cây thủy sinh.

Ngoài ra, cá dọn bể còn ăn cả các loại tảo như tảo xanh, tảo nhớt, tảo lam giúp kiểm soát sự phát triển quá mức từ tảo. 

Nuôi nhiều cá dọn bề
Nuôi nhiều cá dọn bề

Trồng nhiều cây thủy sinh 

Trồng nhiều cây thủy sinh cũng là cách để bể cá có một bộ lọc tự nhiên. Cây thủy sinh có khả năng hấp thụ các chất nitrate và ammonia dư thừa trong nước. Cây thủy sinh hấp thu nitrate để làm nguồn nitơ phát triển. 

Bạn nên trồng các loại cây phát triển nhanh như rong, bèo, cây cỏ tranh, cây dương xỉ thường, cây cỏ thìa… 

Trồng nhiều cây thủy sinh
Trồng nhiều cây thủy sinh

Sử dụng hồ cá có bề mặt rộng 

Bề mặt nước là nơi trao đổi oxy với môi trường bên ngoài chính vì thế tại nơi đây lượng luôn giàu oxy. Lựa chọn hồ cá có bề mặt rộng cũng là cách để tăng lượng oxy khi mà bạn không sử dụng máy lọc. 

Bề mặt càng rộng lượng oxy hòa tan lấy từ không khí càng nhiều vì thế bạn nên chọn bể cá có bề mặt rộng sẽ tốt hơn bể sâu. Cách này rất phù hợp để nuôi cá betta. 

Sử dụng hồ cá có bề mặt rộng
Sử dụng hồ cá có bề mặt rộng

Nuôi những loại cá khỏe tương đồng 

Khi nuôi cá cảnh ngoài trời bạn cần phải lựa chọn những loại cá nuôi ngoài trời khỏe có thể chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thay đổi thường xuyên. Hơn hết bạn cần chọn những loài cá có kích thước tương đồng và phù hợp với kích thước bể để chúng sống khỏe, không cạnh tranh nhau. 

Nếu bể cá của bạn nhỏ thì nên lựa chọn cá cảnh loại nhỏ và ngược lại.

Bổ sung vi sinh 

Bổ sung vi sinh là cách làm trong, sạch nước vô cùng hữu hiệu mà rất nhanh chóng. Vi sinh sẽ hấp thu và phân hủy các chất hữu cơ dư thừa hàng ngày và trả lại nước sạch cho bể cá. Bể cá có càng nhiều vi sinh thì hồ càng càng trong và càng ổn định. 

Tuy nhiên trước khi bổ sung vi sinh vào bể, bạn cần phải tạo ra nơi nuôi và giữ vi sinh để chúng phát triển, hoạt động hết khả năng. Sử dụng các vật liệu lọc như đá nham thạch, sứ lọc, matrix… chính là tạo nơi cho các loại vi sinh trú ẩn và phát triển. 

Bổ sung vi sinh cho bể cá 
Bổ sung vi sinh cho bể cá

Hạn chế ánh sáng

Cường độ ánh sáng chính là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của các loại rêu, tảo. Sử dụng mái che, lưới che là cách để kiểm soát lượng ánh sáng chiếu xuống hồ giảm thiểu sự phát triển của rêu tảo. 

Sử dụng mái che
Sử dụng mái che

Sử dụng đèn chiếu UV diệt khuẩn 

Đèn chiếu UV có công dụng diệt khuẩn mạnh mẽ, sử dụng các tia cực tím để khử trùng diệt khuẩn nên không có hóa chất gây hại tới sức khỏe của cá cảnh. 

Nên dùng đèn UV từ 5 – 7W cho 1m3 và không lắp đèn trực tiếp xuống bể cá vì nó có thể tiêu diệt mất các vi sinh vật có lợi trong vật liệu lọc. 

Hy vọng với 10 cách nuôi cá ngoài trời không cần lọc ở trên sẽ giúp bạn tìm được giải pháp hiệu quả cho bể cá nhà mình. Hãy áp dụng ngay nhé!

s